Binance chính thức “đáp trả” liên hoàn FUD

Binance chính thức “đáp trả” liên hoàn FUD WikiBit 2022-12-23 16:24

Hôm qua 22/12, Binance bất ngờ tung ra một thông báo dài bằng tiếng Trung, xem như là lời phản hồi chính thức cho những dấu chấm hỏi mà giới truyền thông và cộng đồng đã đặt ra trong thời gian qua, liên quan đến sức khỏe tài chính của công ty sau sự sụp đổ của sàn đối thủ FTX.

  Hôm qua 22/12, Binance bất ngờ tung ra một thông báo dài bằng tiếng Trung, xem như là lời phản hồi chính thức cho những dấu chấm hỏi mà giới truyền thông và cộng đồng đã đặt ra trong thời gian qua, liên quan đến sức khỏe tài chính của công ty sau sự sụp đổ của sàn đối thủ FTX.

  Và dưới đây là những gì sàn đã nêu và khẳng định trong thông báo dài với tựa đề “Đối mặt với FUD” của mình.

  Hành động ngừng cho rút USDC

      Đầu tháng này, người dùng đã ồ ạt rút tiền khỏi Binance, phần lớn nỗi sợ hãi đến từ việc sàn xử lý chậm trễ các khoản rút USDC, thậm chí đã ngừng cho rút đồng tiền này, làm dấy lên lo ngại thiếu thanh khoản.

      Kể từ ngày 29/09, Binance đã tự động hợp nhất số dư USDC, USDP, TUSD của người dùng thành BUSD, theo tỷ lệ 1:1. Trong và sau chuyển đổi, người dùng vẫn có thể nạp rút các đồng stablecoin này bình thường, chỉ là số dư luôn được hiển thị dưới dạng BUSD. Do đó, một khi xảy ra đợt rút USDC quy mô lớn, nền tảng cần thời gian chuyển đổi BUSD sang USDC trở lại, để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

      Một trong những lý do khác được Binance đưa ra là bởi kênh swap từ PAX/BUSD sang USDC cần thông qua một ngân hàng New York (Hoa Kỳ) và chỉ có thể được thực hiện trong giờ làm việc của ngân hàng, dẫn đến gián đoạn. Trong tương lai, Binance sẽ tối ưu hóa kênh chuyển đổi này.

      Vậy thì sàn có gặp vấn đề về thanh khoản không? Binance trả lời “không”, bởi vì ngay cả trong thời gian tạm dừng rút USDC, người dùng vẫn có thể thoát các stablecoin khác như BUSD, USDT, USDP và TUSD một cách bình thường.

      Binance không đủ dự trữ để người dùng rút tiền?

        Tất cả tài sản người dùng trên Binance đều được bảo chứng 1:1, có thể rút tiền bất cứ lúc nào và được phục vụ 24/7. Từ ngày 12 đến 14/12, đã có 6 tỷ USD tài sản chảy ra khỏi Binance và CEO Binance Changpeng Zhao chỉ xem đây là một “stress-test” đơn thuần.

        Mô hình kinh doanh của Binance rất đơn giản, lợi nhuận chủ yếu đến từ phí giao dịch. Kể từ khi thành lập Binance Labs vào năm 2018, lợi tức đầu tư lịch sử của sàn đã đạt 2100% và tổng tài sản quản lý đã cán mốc 7,5 tỷ USD. Do đó, tình trạng tài chính của Binance hiện rất lành mạnh và có đủ vốn dự trữ để xoay sở cho hoạt động hàng ngày và mọi khó khăn.

        Binance một lần nữa tuyên bố không “biển thủ” tiền của người dùng cho bất kỳ giao dịch hoặc khoản đầu tư nào, không nợ bất kỳ ai cũng như không nằm trong danh sách chủ nợ của bất kỳ tổ chức nào vừa phá sản.

        Mazars và Big Four từ chối hợp tác với Binance

          Về Mazars, công ty đã ngừng hợp tác với hầu như tất cả công ty crypto, không chỉ đơn phương cắt dịch vụ cho Binance.

          Đối với các công ty kiểm toán truyền thống (ám chỉ đến Big4 ngành này), họ dường như rất khó để xác minh tài sản dự trữ tổng thể trên chuỗi và đây là một lĩnh vực rất mới. Hiện tại, Binance vẫn đang tích cực liên lạc, tìm kiếm đơn vị uy tín sẵn sàng cung cấp dịch vụ này và sẽ sớm chia sẻ thông tin mới nhất đến cộng đồng.

          Tại sao chỉ xác minh mỗi lượng BTC lưu trữ trên sàn?

            Trước đó, Mazars xác nhận và kết luận Binance có tỷ lệ dự trữ Bitcoin (BTC) lên đến 101%. Song, xác minh BTC chỉ là bước đầu tiên và khởi đầu để hành động tương tự đối với các loại tiền tệ chính khác trong thời gian tới.

            Binance có thái độ thận trọng đối với tất cả các công việc liên quan đến tài sản người dùng, đặc biệt là khi đối mặt với một lượng lớn tiền và khối lượng khổng lồ, Binance cần hợp tác với nhiều đội ngũ công nghệ, tài chính, bảo mật và kiểm soát rủi ro. Vậy nên, điều này sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền của công sức và thời gian.

            Binance từ chối tiết lộ thông tin tài chính, do đâu?

              Binance không cần tiết lộ tình trạng tài chính chi tiết vì hai lý do. Thứ nhất, các công ty đã lên sàn chứng khoán (tức niêm yết công khai) phải có trách nhiệm báo cáo chi tiết tài chính cho các nhà đầu tư của họ, nhưng Binance là một công ty tư nhân, nên không cần làm việc đó. Thứ hai, Binance lành mạnh về tài chính và không có ý định trở thành công ty đại chúng ở giai đoạn này.

              Như đã đề cập ở trên, Binance có cấu trúc vốn “không nợ” và lợi nhuận kiếm được đến từ phí giao dịch, có thể trang trải cho các hoạt động hàng ngày, liên quan đến việc mua và nắm giữ của người dùng. Tài sản hoàn toàn tách biệt và không tồn tại khả năng xâm phạm tiền khách hàng.

              Dựa trên nguyên tắc “khách hàng là trên hết”,“cởi mở và minh bạch”, Binance sẽ tiếp tục thúc đẩy xác minh dự trữ tài sản trên chuỗi, cho bên ngoài dễ dàng truy vấn và xác minh việc lưu trữ tài sản của người dùng.

              Cáo buộc từ Reuters về việc “Bộ Tư pháp Hoa Kỳ điều tra Binance”

                Đây không phải là lần đầu tiên các phương tiện truyền thông cáo buộc và đưa tin về Binance. Trên thực tế, những báo cáo tương tự xảy ra vài lần trong năm. Trước những luận tội đơn phương này, Binance làm rõ:

                Đầu tiên, Binance là một sàn giao dịch có nhiều phê duyệt/giấy phép tuân thủ nhất trên thế giới. Binance đã nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý địa phương hoặc giấy phép hoạt động ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, như: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Litva, Úc, New Zealand, Dubai, Bahrain, Abu Dhabi, Kazakhstan…

                Thứ hai, Binance là sàn giao dịch chi nhiều nhất cho việc chống tội phạm. Binance đã thành lập một đội ngũ tuân thủ và bảo mật đẳng cấp thế giới gồm các chuyên gia đến từ các tổ chức điều tra và cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu, nhóm này đã tăng trưởng hơn 500% chỉ riêng trong năm nay.

                Kể từ tháng 11/2021, Binance đã phản hồi hơn 47.000 yêu cầu thực thi pháp luật với thời gian xử lý trung bình là 3 ngày (nhanh hơn bất kỳ tổ chức tài chính truyền thống nào) và đã cộng tác vào hơn 70 yêu cầu chống thực thi pháp luật với cơ quan quản lý toàn cầu.

                Binance đã “dìm chết” đối thủ FTX?

                  “Không, FTX tự sinh tự diệt”, CZ từng giải thích với cộng đồng trên Twitter vào ngày 06/12, rằng FTX sụp đổ vì chiếm đoạt tài sản người dùng và một công ty khỏe mạnh sẽ không thể bị phá hủy chỉ bởi một dòng tweet.

                  Hơn hết, Binance không coi các sàn giao dịch khác là “đối thủ cạnh tranh”. Ngành công nghiệp hiện tại tiếp cận chưa đến 6% dân số. Binance tập trung hơn thúc đẩy và mở rộng việc áp dụng trong ngành. Binance cũng hy vọng sẽ thấy nhiều sàn giao dịch, blockchain, ứng dụng ví… cùng tồn tại trong hệ sinh thái này, sẽ không tốn thời gian và nguồn lực cho bất kỳ “cuộc cạnh tranh” không lành mạnh nào khác nữa.

Miễn trừ trách nhiệm:

Các ý kiến ​​trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.

  • Chuyển đổi giá mã thông báo.crypto
  • Tỷ giá
  • Tính toán ngoại hối mua vào
/
Đơn vị
Tỷ giá tức thời
Số tiền có thể đổi

0.00