Tài chính phi tập trung (DeFi) là các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi thế giới Web3 giúp người dùng thực hiện các hoạt động tài chính
Tài chính phi tập trung (DeFi) được định nghĩa là bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào được cung cấp bởi thế giới Web3 giúp người dùng thực hiện các hoạt động tài chính như thanh toán, vay và cho vay, đầu tư, giao dịch và staking.
Một số trường hợp sử dụng Web3, bao gồm DeFi, GameFi, SocialFi và NFT, đã xuất hiện trong chu kỳ tăng giá vừa qua. DeFi là lĩnh vực có vốn hóa thị trường lớn nhất trong Web3, với tổng giá trị bị khóa (TVL) đạt hơn 175 tỷ đô la vào thời kỳ đỉnh cao của thị trường bò năm 2021.
DeFi: Trường hợp sử dụng chính cho blockchain?
Mọi thứ đã có nhiều thay đổi kể từ khi genesis block của Bitcoin được tạo ra. Nhờ vào sự trỗi dậy của Ethereum theo sau đó, DeFi đã tìm thấy sản phẩm phù hợp với thị trường. Trải qua thị trường bò của Bitcoin trước đó, TVL của DeFi đã tăng từ 600 triệu đô la vào tháng 1 năm 2020 lên 180 tỷ đô la vào tháng 12 năm 2021.
TVL DeFi vẫn nắm giữ 39 tỷ đô la bất chấp cuộc khủng hoảng thị trường vào năm 2022. DeFi đã dân chủ hóa quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính, vì nó không cần một tổ chức tập trung cho người dùng tích hợp. Ngoài ra, DeFi cũng đã mở ra các mô hình mới như tạo lập thị trường tự động.
Tất cả các yếu tố đổi mới này đã thúc đẩy sự phát triển của các giao thức và ứng dụng DeFi. Điều này cũng đã giúp các trường hợp sử dụng gần kề khác như NFT và GameFi phát triển. Chẳng hạn, các mô hình cho vay với “NFT làm tài sản thế chấp” đã được đón nhận tích cực. Ngoài ra, các mô hình và thị trường dựa trên DeFi dành cho NFT gaming đã xuất hiện, cho phép các hội nhóm game khai thác chúng.
Hãy cùng xem điều gì đã xảy ra vào năm 2022 và những gì chúng ta có thể mong đợi vào năm 2023 đối với DeFi.
Đánh mất địa vị
Năm 2022 bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường rộng lớn hơn. Trong hệ sinh thái Web3, cầu nối Wormhole của Solana đã bị hack dẫn đến 310 triệu đô la tiền điện tử bị đánh cắp. Nhờ một số dự án trong hệ sinh thái Solana, họ đã có thể xoay xở để thoát khỏi vực thẳm này.
Tuy nhiên, vào tháng 3, những tin đồn về độ tin cậy của hệ sinh thái Terra và stablecoin thuật toán của nó bắt đầu xuất hiện. Khi thị trường tiếp tục đi xuống trong suốt tháng 4 và tháng 5, mạng lưới đã sụp đổ dẫn đến tình trạng bán tháo trên thị trường lớn hơn.
Cựu CEO của Terra, Do Kwon, tweet vào tháng 5/2022:
Tôi đã dành vài ngày qua để liên lạc với các thành viên trong cộng đồng Terra – những người xây dựng, thành viên cộng đồng, nhân viên, bạn bè và gia đình, những người đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự lao dốc của UST.
Tôi rất đau lòng về những tổn thất mà phát minh của tôi đã gây ra cho tất cả các bạn.
Sau sự kiện Terra, thị trường đã phục hồi trong suốt mùa hè nhưng cuối cùng lại bị vùi dập bởi sự sụp đổ của FTX. Mặc dù trường hợp của FTX không thể hoàn toàn được xếp vào là sự cố DeFi, vì đó là kết quả của hành vi sai trái bị cáo buộc tại một sàn giao dịch tập trung, nhưng một số người đã ghi lại tác động của FTX và công ty liên kết của nó, Alameda, đối với hệ sinh thái.
Kwon chia sẻ thêm vào thời điểm đó:
“Đợt thu hẹp tiền tệ lớn mà UST đã trải qua vào tháng 2 năm 2021 bắt nguồn từ Alameda, khi họ bán 500mm UST trong vài phút để rút cạn các curve pool trong cuộc khủng hoảng MIM.”
Dù cho có “đổ máu”, ngành công nghiệp DeFi vẫn âm thầm tiếp tục xây dựng và đổi mới.
Mạng Bitcoin đang bắt đầu nhận ra tiện ích khi Lightning Network cho phép các dự án xây dựng trên đó. Cash App đã tích hợp Lightning Network để giao dịch Bitcoin nhanh hơn. Có một số ứng dụng thanh toán khác có khả năng sẽ thay đổi câu chuyện “kho lưu trữ giá trị” cho tài sản.
TVL DeFi trên mạng Ethereum trước khi bull run trước đó bắt đầu là khoảng vài trăm triệu đô la. TVL DeFi trên một số mạng layer 1 và 2, cụ thể là Avalanche, Solana, Polygon và Arbitrum, cũng đạt vài trăm triệu đô la mỗi mạng. Khi đợt halving Bitcoin tiếp theo diễn ra, tất cả các hệ sinh thái này sẽ chứng kiến sự tăng trưởng của DeFi.
Mặc dù tâm lý thị trường không được lạc quan, nhưng đã có rất nhiều phát triển tích cực trong DeFi, vậy điều gì sẽ xảy ra vào năm 2023?
Bảo mật và DeFi
Giới hacker oanh tạc vào năm 2022, khiến các nhà đầu tư tiền điện tử DeFi mất lượng tiền đáng kể. Khi các quy định được thắt chặt và việc áp dụng tổ chức cho thấy nhiều hứa hẹn, sẽ phải có một số bước tiến quan trọng trong lĩnh vực này.
Tính đến tháng 10 năm 2022, ngành công nghiệp tiền điện tử đã mất gần 3 tỷ đô la sau 125 vụ hack. Điều này làm tổn hại đến danh tiếng của không gian và là một trở ngại lớn trong việc thu hút vốn tổ chức. Đáp lại, hệ sinh thái DeFi đã bắt đầu tạo ra các ứng dụng để thông báo cho chủ sở hữu ví về công việc của một hợp đồng thông minh trước khi người dùng ký vào đó.
Tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết các lỗ hổng bảo mật xung quanh các oracle và cầu nối cross-chain. Phân cấp nhiều hơn cho các cầu nối cross-chain là một bước đi khôn ngoan. Ngoài ra, các nền tảng DeFi sẽ bắt đầu xem xét các sản phẩm bảo hiểm một cách nghiêm túc hơn để bảo vệ tiền của người dùng. Các công ty như CertiK và Hacken cung cấp các giải pháp an ninh mạng chuyên biệt cho nền tảng Web3.
DeFi và tự ký quỹ
Sự thất bại của một số sàn giao dịch và nền tảng tập trung nổi bật vào năm 2022 đã kích hoạt đợt di chuyển giao dịch sang nền tảng DeFi. Tuy nhiên, DeFi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các nền tảng tập trung để thu hút người dùng mới và chuyển đổi fiat thành tiền điện tử và ngược lại. Xu hướng này đang gặp phải hạn chế và có thể sẽ thay đổi vào năm 2023.
Khi nhiều người dùng chọn DeFi thay vì các giải pháp tài chính tập trung, cơ sở hạ tầng on-ramp ở thế giới tiền điện tử sẽ được cải thiện. Ví sẽ có các plugin on-ramp như MoonPay và Ramp kết nối với thẻ tín dụng, Apple Pay hoặc tài khoản ngân hàng của người dùng để chuyển đổi fiat thành tiền điện tử và ngược lại.
Một tính năng on-ramp quan trọng khác đã được ra mắt là các ví không cần người dùng quản lý khóa cá nhân. Khi trải nghiệm người dùng bắt đầu chiếm vị trí trung tâm, các giải pháp DeFi có thể chứng kiến nhiều người dùng mới hơn.
Web3 gaming
Năm 2022 chứng kiến một số dự án game tích hợp DeFi đang cố gắng tìm kiếm thị phần. Vào năm 2023, các dự án này sẽ tiếp tục phát triển với DeFi đóng vai trò là một đòn bẩy mạnh mẽ.
Web3 gaming đã tìm ra cho mình một vị trí độc nhất trong toàn bộ hệ sinh thái và có thể là bước đột phá tăng trưởng mà Web3 đang tìm kiếm. Trong khi các game vẫn gặp khó khăn về đặc tính, các mô hình kiếm tiền, staking và canh tác dành riêng cho hệ sinh thái sẽ cung cấp các dịch vụ và đề xuất giá trị độc đáo mà các game truyền thống không có.
Cơ quan quản lý đàn áp?
Với những thất bại thảm hại từ các công ty lớn và việc làm mất tiền của người dùng, các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý sẽ bắt đầu thể hiện tiếng nói trong lĩnh vực DeFi.
Mặc dù khác với đặc điểm của những gì Web3 đại diện, nhưng các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu tạo ra các quy định và khung pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng. Nếu các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đàn áp thẳng tay bằng Howie Test 90 năm và coi hầu hết các loại tiền điện tử là chứng khoán, thì điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị trường này trong ngắn và trung hạn.
Vào ngày 22/12, Chủ tịch SEC Gary Gensler nhận định trên Twitter:
“Bất cứ khi nào các nền tảng tiền điện tử chưa tuân thủ luật chứng khoán – vốn đã được thử nghiệm theo thời gian, rủi ro đối với các nhà đầu tư vẫn còn đó. SEC vẫn ưu tiên sử dụng tất cả các công cụ sẵn có của mình để buộc ngành công nghiệp này tuân thủ.”
Tuy nhiên, một số quy định đã giúp không gian được tín nhiệm hơn. KYC và AML, cũng như thực hiện các quy tắc gắn nhãn các sản phẩm tài chính liên quan đến DeFi có thể mang lại sự đảm bảo cho không gian và khuyến khích các nhà đầu tư.
DeFi tổ chức đang gia tăng
Sự quan tâm của tổ chức đối với DeFi đã tăng lên trong năm vừa qua. Các giải pháp thanh toán, lưu ký và AML đặc biệt nhận được sự quan tâm từ các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn.
Barclays đã mua cổ phần của Copper, một công ty lưu ký tiền điện tử của tổ chức, trong khi chi nhánh đổi mới của Standard Chartered hợp tác với công ty quản lý đầu tư Northern Trust để ra mắt Zodia, công ty lưu ký tiền điện tử cho các nhà đầu tư tổ chức.
Bank of New York Mellon, ngân hàng giám sát lớn nhất thế giới, đã hợp tác với Chainalysis để hỗ trợ theo dõi và phân tích các sản phẩm tiền điện tử.
Các công ty dịch vụ tài chính như BlackRock và Citigroup, mỗi công ty đã đầu tư hơn 1 tỷ đô la vào DeFi cho đến năm 2022. Khi các công ty này thấy nhiều khách hàng tổ chức quan tâm đến loại tài sản tiền điện tử, họ sẽ buộc phải tạo ra các dịch vụ để hỗ trợ khách hàng của mình.
Với việc ngày càng có nhiều ngân hàng trung ương triển khai kế hoạch cho các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ, các ngân hàng sẽ cần chuẩn bị sẵn sàng cho thế giới on-chain
Top các ngân hàng đầu tư vào hệ sinh thái blockchain. Nguồn: Blockdata
Ngân hàng on-chain sẽ là giai đoạn tiếp theo của ngân hàng kỹ thuật số, nơi các giao dịch cuối cùng và đối chiếu sẽ diễn ra ngay lập tức, tạo ra các mô hình kinh doanh và sản phẩm tài chính mới. Năm 2023 sẽ chứng kiến các bước tiến quan trọng theo hướng này.
Tóm lại, DeFi đã sẵn sàng để trưởng thành và ổn định cho đến năm 2023. Bất kỳ công nghệ mới nào cũng có những thăng trầm của nó. Sau khi chứng kiến giai đoạn tăng giá bùng nổ và giai đoạn trượt giá thê thảm, đây là thời điểm chín muồi để tăng trưởng ổn định dựa trên sự khôn ngoan có được qua kinh nghiệm của năm 2022.
Miễn trừ trách nhiệm:
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.
South Korea: Upbit Investigated for Over 500,000 KYC Violations
MacBook Users with Intel Chips Urged to Update for Enhanced Security
Solana-Based Trading Terminal DEXX Hacked, Over $21M in User Losses
South Korea to Enforce 20% Crypto Tax in 2025 with Increased Exemption Limit
0.00