Tối ngày 23/02 (giờ Việt Nam), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố cáo trạng hình sự bổ sung, buộc cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried thêm 4 tội danh mới.
Tối ngày 23/02 (giờ Việt Nam), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố cáo trạng hình sự bổ sung, buộc cựu CEO FTX Sam Bankman-Fried thêm 4 tội danh mới, gồm:
Gian lận ngân hàng;
Điều hành tổ chức chuyển tiền chưa được cấp phép;
Vi phạm quy định vận động quyên góp chính trị;
Âm mưu quyên góp chính trị bất hợp pháp.
Các nhà điều tra cáo buộc Sam Bankman-Fried và các đồng phạm trong quá trình mở tài khoản ngân hàng “đã tuyên bố sai lệch với tổ chức tài chính đối tác rằng tài khoản sẽ được dùng cho mục đích giao dịch và tạo lập thị trường”, trong khi công năng sử dụng chính là luân chuyển tiền gửi của khách hàng.
Cựu CEO FTX cùng các quản lý của sàn còn tiến hành nhiều khoản quyên góp chính trị cho các ứng viên và ủy ban tại chính quyền bang New York, nhưng lại sử dụng tên của người khác. Động cơ đằng sau hành động ấy là để vượt qua rào cản hạn mức ủng hộ cá nhân đối với một ứng viên hay tổ chức chính trị.
Sổ sách của FTX-Alameda cho thấy các khoản chi về quyên góp chính trị là lên đến 100 triệu USD, song thống kê của chính quyền liên bang thì lại không ghi nhận bất kỳ tổ chức nào liên quan đến FTX chi tiền. Một thống kê độc lập của CoinDesk khẳng định FTX đã gửi tiền đến 1/3 trong tổng 536 nghị sĩ Mỹ tham gia Quốc hội khóa mới nhất.
Phía Bộ Tư pháp còn cáo buộc Sam Bankman-Fried biển thủ hàng trăm triệu USD tiền của người dùng FTX. Một phần trong đó được sử dụng để mua cổ phiếu Robinhood, nhưng đã bị Mỹ tịch thu trong lượng 700 triệu USD tài sản của cựu CEO FTX. Cáo trạng còn xin tòa án cấp quyền để cơ quan chức năng phong tỏa nốt 140 triệu USD tiền mặt đang được giữ trong các ngân hàng Mỹ đứng tên FTX Digital Markets – công ty con của FTX tại Bahamas.
Trước đó, vào giữa tháng 12/2022, Bộ Tư pháp Mỹ ra quyết định bắt giữ Sam Bankman-Fried vì sự sụp đổ chớp nhoáng của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX trước đó 1 tháng, với 8 cáo buộc:
Âm mưu gian lận tiền gửi của khách hàng;
Gian lận tiền gửi của khách hàng;
Âm mưu gian lận tiền của chủ nợ;
Gian lận tiền của chủ nợ;
Âm mưu gian lận tài sản;
Âm mưu gian lận chứng khoán;
Âm mưu rửa tiền;
Âm mưu lừa gạt nước Mỹ và vi phạm quy định quyên góp tài chính.
Sam Bankman-Fried hồi tháng 01/2023 tuyên bố bản thân vô tội và chấp nhận đấu tranh pháp lý. Nhân vật gây tranh cãi này còn xin tại ngoại với giá trị thỏa thuận bảo lãnh lên đến 250 triệu USD và được tòa án chấp thuận, song gần đây liên tục vi phạm quy định sử dụng Internet và đã bị tòa cảnh cáo. Phiên tòa xét xử vị cựu CEO FTX sẽ diễn ra vào tháng 10/2023.
Ngoài cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ, Sam Bankman-Fried còn đối mặt với các vụ kiện dân sự đến từ Ủy ban Chứng khoán (SEC) và Ủy ban Giao dịch Tài sản Kỳ hạn (CFTC), tuy nhiên hai đơn vị này đã đồng ý hoãn yêu cầu truy tố của mình lại để ưu tiên cho cơ quan thẩm quyền cao hơn là Bộ Tư pháp.
Miễn trừ trách nhiệm:
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.
Slowmist Releases October Web3 Security Incident Report
TEAMZ Web3・AI Summit 2025: Bringing Global Leaders to Tokyo
Japan’s Crypto Industry to Launch “Self-Regulation” of Stablecoins
Russia Establishes Legal Framework and Standards for Crypto Mining
0.00
DIGIFINEX
NETCOINS
Delta Exchange
bithumb
TOKENIZE EXCHANGE
CAPEX.COM
YObit.net
Coinmetro
StackinSat
StakeCube