Ngày 27/3, Ủy ban Giao dịch và Hợp đồng Tương lai Hàng hóa (CFTC) đã đệ đơn khiếu nại chống lại sàn giao dịch tiền điện tử Binance, người đồng sáng lập Changpeng Zhao và cựu giám đốc của sàn, Samuel Lim, cáo buộc rằng Binance đã tích cực thu hút người dùng Mỹ bằng cách trốn tránh các biện pháp tuân thủ giao dịch.
Ngày 27/3, Ủy ban Giao dịch và Hợp đồng Tương lai Hàng hóa (CFTC) đã đệ đơn khiếu nại chống lại sàn giao dịch tiền điện tử Binance, người đồng sáng lập Changpeng Zhao và cựu giám đốc của sàn, Samuel Lim, cáo buộc rằng Binance đã tích cực thu hút người dùng Mỹ bằng cách trốn tránh các biện pháp tuân thủ giao dịch.
Theo hồ sơ toà án, CFTC cáo buộc Binance, ông Zhao và ông Lim đã vi phạm 8 điều khoản cốt lõi của Đạo luật trao đổi hàng hóa, bao gồm các luật yêu cầu các biện pháp kiểm soát “được thiết kế để ngăn chặn và phát hiện hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
Trong đó, ông Zhao và ông Lim bị cáo buộc “tích cực thu hút các khách hàng ‘VIP’ sinh lợi và quan trọng về mặt thương mại, bao gồm cả khách hàng tổ chức, ở Mỹ” bằng cách “hướng dẫn nhân viên và khách hàng của mình tránh các biện pháp kiểm soát tuân thủ để tối đa hóa lợi nhuận của công ty”, đơn khiếu nại cho biết.
“Binance biết danh tính và vị trí địa lý các VIP của mình vì Binance giám sát các nguồn khối lượng giao dịch và doanh thu dựa trên phí như một vấn đề tất yếu trong quá trình hoạt động của sàn”, khiếu nại của CFTC cáo buộc.
Các VIP của Binance đã được cung cấp các đặc quyền khi các cơ quan thực thi pháp luật tìm kiếm hoặc đóng băng tài sản của họ. Khi trường hợp này xảy ra, Binance sẽ thông báo cho các VIP hoặc đề nghị họ rút tài sản của mình khỏi nền tảng.
Về bản chất, tại Mỹ, người tham gia thị trường không được phép giao dịch các công cụ phái sinh tiền điện tử. Và nếu một nền tảng quốc tế lớn giao dịch các công cụ phái sinh tiền điện tử, thì nền tảng đó phải đăng ký trước với cơ quan quản lý liên bang, hay CFTC, trước khi cho người dùng Mỹ thực hiện các giao dịch này. Đây chính là lý do Binance bị kiện.
Chỉ vài ngày trước khi CFTC trình đơn kiện, CNBC cũng đưa tin về cách các nhân viên của Binance tìm cách “lách” các biện pháp kiểm soát tuân thủ của sàn giao dịch tại Trung Quốc, sử dụng một số kỹ thuật tương tự mà CFTC cáo buộc Binance để thu hút người dùng Mỹ.
Điều quan trọng nhất của vụ kiện là cách CFTC chỉ ra một trong những bí mật được giữ kín nhất trong thế giới tiền điện tử: Đó là dù không được phép truy cập vào các công cụ phái sinh tiền điện tử nước ngoài đầy rủi ro, nhưng nếu muốn, cách khách hàng có thể dễ dàng truy cập, dù bị cấm, chỉ cần một công cụ đơn giản là sử dụng VPN.
Binance từ lâu đã lập luận rằng công ty không tuân theo luật pháp Mỹ vì không có trụ sở chính ở Mỹ. CEO Zhang luôn tuyên bố rằng trụ sở chính của công ty ở bất cứ nơi nào ông ở vào bất kỳ thời điểm nào, “phản ánh một cách tiếp cận có chủ ý nhằm cố gắng trốn tránh các quy định”, theo vụ kiện của CFTC.
Đơn kiện của CFTC có khả năng chỉ là bước đầu tiên trong cuộc đàn áp theo quy định đối với sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Được biết, cơ quan này đã yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp cấm giao dịch và cấm đăng ký tài khoản mới với Binance.
Vài giờ sau khi nộp đơn, CEO Binance Zhao đã đưa ra một tuyên bố, trong đó nói rằng cáo buộc của CFTC không đưa ra toàn bộ sự thật, rằng Binance đã hợp tác với các yêu cầu của cơ quan thực thi pháp luật quốc tế và Mỹ và đã đóng băng 160 triệu USD theo chỉ đạo của năm thực thi pháp luật cho tới thời điểm hiện tại.
Phía Binance cho biết: “Chúng tôi đã đầu tư đáng kể trong 2 năm qua để đảm bảo rằng chúng tôi không có người dùng Mỹ nào hoạt động trên nền tảng của chúng tôi”, cho rằng đơn khiếu lại là một hành động “bất ngờ và đáng thất vọng”.
Trước đó trong ngày, ông Changpeng Zhao đã đăng một dòng tweet có nội dung “4”, với thông điệp kêu gọi người dùng bỏ qua các “tin giả”, được cho là ám chỉ đơn khiếu nại của CFTC.
Vụ kiện của CFTC chắc chắn không phải là tin tốt lành đối với Binance hay đối với thị trường tiền điện tử nói chung. Nhưng đây cũng không hoàn toàn là hệ quả từ sự sụp đổ của FTX, hay thậm chí là cuộc khủng hoảng Terra/Luna.
Theo Timothy Cradle, một chuyên gia về quy định và tuân thủ tiền điện tử tại Blockchain Intelligence Group, kết quả có thể xảy ra là Binance sẽ phải trả “hàng trăm triệu USD” tiền phạt và sẽ bị ngăn đăng ký một sàn giao dịch phái sinh trong tương lai. Đó là “cú đánh cuối cùng đối với người dùng dịch vụ của họ ở Mỹ và là một tác động đáng kể đến doanh thu của Binance” vì vụ kiện cáo buộc người dùng Mỹ chiếm 16% doanh thu cho sản phẩm phái sinh của Binance.
Diễn biến mới nhất với Binance đến vào thời điểm sàn giao dịch này cũng đang bị điều tra bởi Dịch vụ Doanh thu Nội bộ và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), theo Bloomberg.
Trong khi đó, Coinbase, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất được niêm yết tại Mỹ, đã nhận được thông báo Wells (khúc dạo đầu cho việc nộp đơn buộc tội công ty giao dịch) vào tuần trước từ SEC vì có thể vi phạm luật chứng khoán. Chưa kể tới việc ngành công nghiệp tiền điện tử vào đầu tháng này đã mất hai trong số những kết nối lớn nhất với thế giới tài chính chính thống: Silvergate và Signature Bank.
Miễn trừ trách nhiệm:
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không phải lời khuyên đầu tư. Nền tảng không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của các thông tin được đưa ra và sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào do việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin trong bài viết.
Slowmist Releases October Web3 Security Incident Report
TEAMZ Web3・AI Summit 2025: Bringing Global Leaders to Tokyo
Japan’s Crypto Industry to Launch “Self-Regulation” of Stablecoins
Russia Establishes Legal Framework and Standards for Crypto Mining
0.00