Bộ phận cấu thành của tokenomics - token và economics (kinh tế) - có vẻ hơi khó hiểu nếu bạn coi tiền điện tử (cryptocurrencies) chỉ đơn giản là dạng tiền internet mới. Trên thực tế, tiền điện tử có thể áp dụng cho bất kỳ hình thức chuyển giao giá trị nào.
Tóm tắt nội dung bài học
● Tokenomics là gì?
● Nguồn cung và phân phối tokenomics
● Bitcoin & Ethereum
● Động lực khuyến khích sử dụng của tokenomics
● Nhiều thuật ngữ mới lạ mang tính đột phá xuất hiện trong hệ sinh thái tiền điện tử, bao gồm các từ vựng dùng để mô tả những khái niệm hoàn toàn mới. Tokenomics là một ví dụ điển hình. Đây là một từ ghép, pha trộn ý nghĩa của hai từ khác - token và economics (kinh tế). Tokenomics mô tả cơ chế hoạt động của tiền điện tử - nguồn cung, phân phối và động lực khuyến khích sử dụng tokenomics.
Tokenomics là gì?
Bộ phận cấu thành của tokenomics - token và economics (kinh tế) - có vẻ hơi khó hiểu nếu bạn coi tiền điện tử (cryptocurrencies) chỉ đơn giản là dạng tiền internet mới. Trên thực tế, tiền điện tử có thể áp dụng cho bất kỳ hình thức chuyển giao giá trị nào.
Đây là lý do tại sao từ token được sử dụng, bởi vì tiền điện tử có thể hoạt động như tiền, nhưng cũng mang lại cho chủ sở hữu tiện ích cụ thể. Cũng giống như các máy trò chơi yêu cầu bạn sử dụng một loại token cụ thể để chơi game, nhiều dịch vụ dựa trên blockchain sử dụng loại token riêng để mở khóa các đặc quyền hoặc phần thưởng cụ thể:
● DEFI - người dùng được thưởng bằng token cho hoạt động (vay / cho vay), hoặc token được tạo dưới dạng phiên bản tổng hợp của các loại tiền điện tử hiện có khác
● DAO - chủ sở hữu token có quyền biểu quyết trong Tổ chức tự trị phi tập trung (Decentralised Autonomous Organisations), cộng đồng kỹ thuật số mới được quản trị bởi Hợp đồng thông minh
● Gaming / Metaverse - nơi hoạt động trò chơi và các vật phẩm trong trò chơi được đại diện bằng token và có giá trị trao đổi
Nếu chúng ta thêm khái niệm về tiền điện tử dưới dạng token vào định nghĩa truyền thống của kinh tế học - đo lường việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ - chúng ta có thể phân tích tokenomics thành:
Cách token được sản xuất thông qua lịch cung ứng (supply schedule), sử dụng một tập hợp chỉ số cung ứng (supply metrics)
Cách tokens được phân phối giữa các holders.
Những động lực khuyến khích việc sử dụng và sở hữu token
Chúng ta có thể bắt đầu khám phá những khía cạnh này của token bằng cách xem xét lịch cung ứng cho loại tiền điện tử đầu tiên, Bitcoin.
1. Lịch cung ứng
Bitcoin ra đời vào tháng 1 năm 2009, dựa trên một bộ quy tắc - Giao thức Bitcoin (Bitcoin Protocol) - bao gồm một lịch cung ứng được xác định rõ ràng:
Bitcoin mới được tạo ra thông qua việc đào coin (mining). Các thợ đào coin (miners) cạnh tranh để xử lý một khối giao dịch mới bằng cách dốc sức tính giải một câu đố toán học. Họ thực hiện điều này bằng cách chạy một loạt các thuật toán với hy vọng tìm ra câu trả lời - hành động này được gọi là Proof of Work.
● Một khối mới được đào coin khoảng mười phút một lần. Hệ thống tự điều chỉnh, thông qua việc điều chỉnh độ khó của thuật toán đào coin hai tuần một lần, để duy trì tốc độ tạo khối ổn định.
● Phần thưởng đào coin bắt đầu ở mức 50 BTC vào năm 2009, nhưng giảm một nửa (halving) sau mỗi 210.000 khối - mất khoảng bốn năm. Đã có ba lần halving diễn ra - lần cuối cùng vào tháng 5 năm 2020 - với phần thưởng khối hiện được đặt ở mức 6,25 BTC.
● Lịch cung ứng cố định này sẽ tiếp tục cho đến khi tạo ra tối đa 21 triệu bitcoin.
● Chẳng có cách nào khác để tạo ra bitcoin.
● Cùng với phần thưởng khối, những thợ đào coin (miners) thành công cũng nhận được phí mà mỗi giao dịch phải trả để được gửi qua mạng.
Điều này giúp ta nắm được tỷ lệ lạm phát của Bitcoin theo thời gian - sự khan hiếm được lập trình sẵn của đồng tiền số này.
Kể từ tháng 1 năm 2022, 90% nguồn cung Bitcoin đã được đào và nguồn cung tối đa sẽ đạt được vào khoảng năm 2140. Phần thưởng duy nhất mà Thợ đào coin nhận được ở thời điểm đó sẽ là phí giao dịch.
Lịch cung ứng là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh tổng thể về tokenomics. Nếu một đồng tiền có nguồn cung tối đa, điều này đồng nghĩa rằng theo thời gian lạm phát sẽ giảm xuống 0, tại thời điểm những đồng tiền cuối cùng được đào (xem biểu đồ ở trên). Nguồn cung tối đa của một đồng tiền được xem là thiểu phát - khi cung tăng ở tỷ lệ biên giảm - và là một đặc tính có quan trọng giúp đồng tiền này trở thành vật lưu trữ giá trị.
Nếu không có nguồn cung tối đa, nghĩa là các token sẽ tiếp tục được tạo vô thời hạn và có khả năng làm loãng giá trị. Điều này đúng với hệ thống tiền tệ fiat hiện tại, đồng tiền đối mặt với lời chỉ trích lớn nhất về sự bất ổn trong việc thay đổi nguồn cung.
Để biết liệu nguồn cung tiền fiat đang mở rộng hay thu hẹp - với tác động rõ ràng đến sức mua của nó và nền kinh tế rộng lớn hơn - chúng ta cần chờ đợi kết quả của các cuộc họp định kỳ của Cục Dự trữ Liên bang hoặc ECB. Trái lại, Bitcoin có lịch cung ứng cố định, thậm chí còn có mô hình dựa trên sự khan hiếm của đồng tiền này để dự đoán giá trị của nó.
Các chỉ số cung ứng
Là ví dụ đầu tiên về tiền điện tử, Bitcoin đã giới thiệu một cách hiệu quả khái niệm tokenomics, cùng với một tập hợp các chỉ số phân tích lịch cung ứng của bất kỳ loại tiền điện tử nào thành các thành phần chính cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về giá trị tiềm năng hoặc so sánh.
Các thước đo phổ biến này được xuất bản trên các trang web so sánh giá tiền điện tử phổ biến như Coinmarketcap hoặc Coingecko như một phần bổ sung cho dữ liệu giá và khối lượng.
● Nguồn cung tối đa - Giới hạn cứng về tổng số đồng tiền sẽ tồn tại. Trong trường hợp của Bitcoin là 21 triệu.
● Giảm phát - Đồng tiền có mức cung tối đa được mô tả là giảm phát (disinflationary), bởi vì mức tăng cung biên giảm dần theo thời gian.
● Lạm phát - Đồng tiền không có nguồn cung tối đa được mô tả là lạm phát vì nguồn cung sẽ liên tục tăng - lạm phát - theo thời gian, điều này có thể làm giảm sức mua của đồng tiền hiện có.
● Tổng cung - Tổng số tiền hiện có.
● Nguồn cung lưu hành- Dự đoán chính xác nhất về tổng số coin đang lưu hành trên thị trường. Trong trường hợp của Bitcoin, Tổng cung và Nguồn cung lưu hành giống nhau vì đồng tiền này đã được phân phối từ những ngày đầu.
● Vốn hóa thị trường - Nguồn cung luân chuyển nhân với giá hiện tại; đây là số liệu chính để đo lường giá trị tổng thể và tầm quan trọng của tiền điện tử, tương tự như cách các công ty đại chúng nhân giá cổ phiếu với số lượng cổ phiếu có thể giao dịch.
● Vốn hoá thị trường được viết tắt là Marketcap và thường được sử dụng như một thước đo đại diện cho giá trị. Marketcap hữu ích trong việc so sánh. Sự phụ thuộc vào giá có nghĩa là nó phản ánh số tiền mà người cuối cùng đã chuẩn bị trả, một điều rất khác với ước tính giá trị cơ bản.
● Vốn hóa thị trường pha loãng hoàn toàn (Fully Diluted Market Capitalisation) - Nguồn cung tối đa nhân với giá hiện tại; chỉ số này dự đoán giá trị tổng thể của đồng coin được cung ứng đủ dựa trên giá hiện tại.
2. Phân phối nguồn cung
Trong khi Lịch cung ứng cho bạn biết Nguồn cung đang lưu hành hiện tại là gì và tốc độ tạo ra đồng coin, thì Phân phối nguồn cung sẽ xem xét cách phân bổ đồng coin, ảnh hưởng lớn đến giá trị và là một yếu tố quan trọng khác của tokenomics.
Vì tiền điện tử như Bitcoin là mã nguồn mở, có sẵn miễn phí cho bất kỳ ai có kết nối internet và biết ứng dụng một số kỹ năng phân tích dữ liệu. Đây là sự phân phối Bitcoin kể từ tháng 1 năm 2022 trên trang Bitinfocharts.com.
Việc phân phối nguồn cung thô cho Bitcoin có vẻ không đặc biệt ổn, với ít hơn 1% địa chỉ sở hữu 86% đồng coin, điều này cho thấy Bitcoin rất dễ bị ảnh hưởng bởi các động thái của địa chỉ kiểm soát nhỏ hơn.
Tuy nhiên, bức tranh này có phần sai lệch, vì một cá nhân sẽ có nhiều địa chỉ, trong khi một địa chỉ có thể thuộc về một thực thể - như một sàn giao dịch - nắm giữ quyền quản lý Bitcoin thay mặt cho hàng triệu người dùng tiềm năng.
Cung cụ phân tích blockchain, Glassnode, cho thấy rằng sự tập trung không có gì là ấn tượng và lượng bitcoin tương đối do các thực thể nhỏ hơn nắm giữ đã liên tục tăng lên theo thời gian.
Vì vậy, mặc dù blockchain Bitcoin là minh bạch, quyền sở hữu địa chỉ là bút danh, có nghĩa là chúng ta có thể suy ra thông tin nhất định về mức độ tập trung của quyền sở hữu tiền điện tử và sử dụng điều này để cung cấp cái nhìn sâu sắc về giá trị, nhưng không bao giờ thực sự biết được phân phối nguồn cung thực sự ở cấp độ chi tiết.
Điều này đã tạo ra một lĩnh vực phân tích hoàn toàn mới được gọi là phân tích trên chuỗi - điều gần nhất với kinh tế học chuỗi khối - sử dụng các mẫu trong hành vi địa chỉ để suy ra chuyển động giá trong tương lai.
Coin bị mất hoặc bị đốt
Một yếu tố khác làm xáo trộn nguồn cung xung quanh việc phân phối nguồn cung là số lượng đồng coin không bao giờ được tiêu vì Khóa riêng (Private Keys) của chúng bị mất hoặc chúng đã được gửi đến một địa chỉ đốt (burn address).
Mặc dù có một số trường hợp được công bố rộng rãi trong đó số lượng bitcoin đáng kể đã bị mất, nhưng không thể đưa ra con số chính xác về tổng số tiền bị mất cho bất kỳ loại tiền điện tử nào.
Tình trạng ngủ đông - thước đo thời gian các địa chỉ không hoạt động - là gợi ý chính mà các nhà phân tích trên chuỗi sử dụng để tính toán số tiền thực sự bị mất. Các nghiên cứu ước tính rằng khoảng 3 triệu bitcoin bị mất, tương đương với hơn 14% Nguồn cung tối đa.
Đây là một cân nhắc quan trọng vì giá cả là một hàm cung và cầu. Nếu nguồn cung đồng coin hiện có thực sự nhỏ hơn tưởng tượng, nhưng nhu cầu không thay đổi, thì đồng coin hiện có sẽ trở nên có giá trị hơn. Đây là một lý do khác tại sao Vốn hoá thị trường (Marketcap) có thể gây hiểu lầm, vì nó không thể giải thích cho các đồng tiền bị mất hoặc bị đốt cháy.
Cố ý đốt Bitcoin - bằng cách gửi đến một địa chỉ không thể khôi phục được - là một hành động hiếm thấy. Tuy nhiên, đốt coin (burning coin) là một khái niệm quan trọng trong lạm phát đồng coin như một cách để chống lại sự tăng trưởng của nguồn cung và tác động tiêu cực đến giá cả.
Thật không may, việc đốt coin thường xảy ra như một hành động thủ công, không có cảnh báo, vì nó có liên quan đến việc tăng giá. Việc đốt coin để giảm lạm phát nguồn cung trong các loại tiền điện tử chưa được đào, như đối với đồng Ethereum dưới đây.
Nếu việc đo lường dữ liệu phân phối nguồn cung chưa đủ phức tạp, cách coin được chia sẻ trước khi một dự án được khởi chạy cũng là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến giá trị của đồng coin.
Nếu chúng ta so sánh hai loại tiền điện tử thống trị - Bitcoin và Ether - được phân phối khi ra mắt, chúng ta có thể hiểu tại sao điều đó lại quan trọng như vậy.
Sự ra đời thiêng liêng của BitcoinBitcoin là tiền điện tử đầu tiên được tạo ra vào năm 2008. Không ai biết chính xác danh tính người tạo ra đồng tiền này, chỉ có một bút danh là Satoshi Nakamoto, người đã biến mất ngay sau khi đồng tiền này được đưa vào hoạt động. Sau lần xuất hiện công khai cuối cùng vào tháng 12 năm 2010, từ đó Satoshi Nakamoto không xuất hiện nữa.
Việc tạo ra Bitcoin đôi khi được gọi là Sự ra đời thiêng liêng, bởi vì cách thức mà đồng tiền này bắt đầu chính xác là cách nó vận hành ở thời điểm hiện tại. Không có giao dịch nào bị cắt, không có nhà đầu tư mạo hiểm nào tham gia, không có cổ đông. Không có bên nào được hưởng đặc quyền phân phối ban đầu.
Với những hiểu biết hiện tại của chúng ta về mối quan hệ giữa phân phối nguồn cung và giá trị, sự ra đời thiêng liêng của Bitcoin là một đóng góp to lớn. Satoshi không tự thưởng cho mình một đống coin khổng lồ cho việc tạo ra Bitcoin mà họ phải đóng vai trò là thợ đào coin duy nhất cho đến khi những miner khác tham gia đào coin để kiếm được phần thưởng 50 BTC sau mỗi 10 phút nỗ lực.
Phần lớn coin được Satoshi đào với vai trò là miner duy nhất trong những tháng đầu sau khi Bitcoin ra mắt.
Các địa chỉ nắm giữ số coin này lên tới khoảng 1,1 triệu coin, không có địa chỉ nào trong số đó đã từng được giao dịch. Lượng coin này là một trong bốn địa chỉ nắm giữ 100.000 đến 1 triệu bitcoin trong biểu đồ trên.
Ngay cả những tin đồn rằng lượng coin của Satoshi đã từng được giao dịch có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá cả. Điều này cho thấy rằng tokenomics không chỉ là vấn đề liên quan tới những con số, mà còn bao gồm các yếu tố phân tích hành vi, suy luận và lý thuyết trò chơi.
Mặc dù một số lượng đáng kể Bitcoin chắc chắn nằm trong tay một số ít miner, nhưng sự ra đời thiêng liêng và bản chất không thao túng được của đồng tiền số này được xem như các tính năng, thay vì lỗi (bug).
Tuy nhiên, hầu hết các loại tiền điện tử sau đó đều khác biệt so với Bitcoin về phương thức ra mắt và phân phối nguồn cung.
Ethereum và khái niệm về Premine
Hóa ra là cách tiếp cận ban đầu của Satoshi là trường hợp ngoại lệ, chứ không phải là quy tắc. Phần lớn các loại tiền điện tử sau đó được tạo ra bởi một nhóm có danh tính và được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư từ những khâu ban đầu, cả hai bên đều được thưởng bằng những đồng coin trước khi chúng được ra mắt và đưa vào hoạt động.
Với suy nghĩ đây chỉ là loại tiền ảo, nhiều người hoài nghi rằng tiền điện tử không có giá trị. Cụ thể là tình huống này đã từng diễn ra với sự phân phối ban đầu của một đồng coin mới, được gọi là Premine.
Ý tưởng về Premine bắt đầu với sự ra mắt của Ethereum vào năm 2013. Thay vì được ra mắt thiêng liêng, các nhà sáng lập Ethereum đã quyết định phân phối ban đầu của Ether - token gốc - bao gồm những thành viên của đội ngũ sáng lập ban đầu, các nhà phát triển và cộng đồng với một lượng token dành riêng cho các nhà đầu tư ban đầu, thông qua Đợt phát hành Coin Đầu tiên (ICO).
Premine về cơ bản là cách sử dụng hình thức phân phối vốn cổ phần truyền thống để thưởng cho các doanh nhân có cổ phần trong việc sáng tạo tiền điện tử. Hình thức Premine có thể đưa một tỷ lệ đáng kể của nguồn cung tổng thể vào tay rất ít người và tùy thuộc vào những hạn chế nào được đặt ra đối với việc bán ra, có thể cho chúng ta biết nhiều điều về việc những người sáng lập tập trung tạo ra giá trị lâu dài hay lợi ích cá nhân ngắn hạn.
ICO đã sử dụng một cách tiếp cận hoàn toàn mới để đầu tư vào một công ty khởi nghiệp công nghệ, cố gắng mang đến cho mọi người cơ hội đầu tư như nhau, bằng cách dành ra một số tiền cố định trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước. Trong trường hợp ra mắt đồng Ethereum, chỉ cần một nhà đầu tư gửi bitcoin đến một địa chỉ cụ thể.
Điều này nhằm mục đích chống lại đặc quyền truy cập của vốn đầu tư mạo hiểm dùng để đầu tư tư nhân vào các công ty mới nổi. Tuy nhiên, tất cả chỉ là lý thuyết, thực tế không hoàn toàn diễn ra như vậy.
Đáng tiếc rằng Premines và ICO nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và ý tưởng dân chủ hóa đầu tư giai đoạn đầu sớm tan thành mây khói. Các phân bổ ban đầu dấy lên sự cường điệu và trở nên đầy hứa hẹn, trong khi các ICO được thiết lập bởi FOMO (Hội chứng sợ bị bỏ lỡ trong đầu tư) và sự tham lam.
● Nếu bạn có đủ ETH, bạn có thể đánh lừa hệ thống bằng cách trả các khoản phí vô lý và giao dịch chạy trước (frontrunning).
● Trong nhiều trường hợp, các ICO bị đình trệ, với đặc quyền truy cập rơi vào tay các nhà đầu tư hoặc nhà môi giới ban đầu.
● Những người theo chủ nghĩa Tối đa hóa Bitcoin (Bitcoin Maximalists) luôn bám vào hai lập luận chính, đó là Premine và các nhà sáng lập có thực.
● Đây là nhóm người cảm thấy rằng chỉ có Bitcoin mới cung cấp sự phân quyền thực sự vì nó không có cá thể nắm quyền kiểm soát duy nhất và có một mạng lưới node rộng lớn mà tất cả người dùng đều phải đồng ý về những thay đổi quy tắc tiềm năng.
Đây là lý do tại sao tokenomics phải bao gồm một số biện pháp phân cấp, bởi vì ngay cả khi tiền điện tử có nguồn cung tối đa, những người sáng lập của nó có khả năng sẽ viết lại các quy tắc đem lại lợi ích cho họ hoặc đơn giản là bỏ trốn với số tiền của nhà đầu tư (hay còn được gọi là rug pull).
Phân phối địa chỉ (address distribution) nên được cân nhắc khi xét tới giá trị của tiền điện tử. Quyền sở hữu càng đa dạng, thì khả năng giá cả có thể bị tác động bởi người sở hữu riêng hoặc một nhóm nhỏ người nắm giữ.
Phân phối node
Cũng giống như việc nguồn cung tập trung ở một vài người là điều không tốt. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ thợ đào coin (miner)/người kiểm định (validator), thì ngưỡng để buộc thay đổi lịch cung ứng là tương đối thấp, điều này cũng có thể phá hủy giá trị đồng coin đó.
Tương tự, sự phân bố của node và người kiểm định (validator) có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Các node thực thi các quy tắc chi phối cách hoạt động của tiền điện tử, bao gồm cả lịch cung ứng và phương pháp đồng thuận đã được đề cập.
Nếu chỉ có một số lượng nhỏ các node, những node này có thể thông đồng để thực thi một phiên bản khác của các quy tắc hoặc đạt được đồng thuận đa số về một phiên bản khác của bản ghi blockchain mà mạng nắm giữ (còn được gọi là tấn công 51% hay tấn công đa số (51% attack)).
Một trong hai trường hợp xảy ra có nghĩa là không có gì bảo đảm rằng tokenomics đáng tin cậy, điều này tác động tiêu cực đến giá trị tiềm năng của đồng tiền số đó.
3. Động lực khuyến khích sử dụng TokenomicsĐộng lực khuyến khích sử dụng Tokenomics cũng là một điều quan trọng đáng được cân nhắc. Cụ thể là người dùng là một mắt xích trong chức năng của tiền điện tử. Phần thưởng rõ ràng nhất được trao cho việc xử lý các khối giao dịch mới. Các khối là khác nhau tùy thuộc vào phương pháp đồng thuận được sử dụng.
Đào coin (mining) (PoW) - Các thợ đào (miner) được thưởng cho việc xử lý các giao dịch bằng cách chạy các thuật toán đào coin cho các blockchain Proof of Work, ví dụ như Bitcoin.
Validating / Staking (PoS) - Các validator được thưởng cho việc xác thực các giao dịch bằng cách đặt quỹ trong các blockchain Proof of Stake.
Blockchains có khả năng tự tổ chức. Họ không tuyển dụng hoặc ký hợp đồng với các thợ đào coin (miner) hoặc người kiểm định (validator), họ chỉ tham gia vào mạng lưới vì động cơ kinh tế để cung cấp dịch vụ. Nhiều node hơn đồng nghĩa với việc tăng độ bền bỉ và tính độc lập của mạng.
Việc tham gia trực tiếp với tư cách là thợ đào coin (miner) hoặc người kiểm định (validator) yêu cầu kiến thức kỹ thuật và các chi phí trả trước, chẳng hạn như thiết bị chuyên dụng. Trong trường hợp của Bitcoin, việc này hoạt động trên quy mô công nghiệp, vượt quá ngân sách của thợ đào coin đơn lẻ. Và trong trường hợp của Ethereum, chi phí tối thiểu cho việc đào coin rơi vào khoảng 32 ETH.
Với hệ sinh thái tiền điện tử ngày càng trở nên phức tạp, các cơ hội để tạo thu nhập một cách thụ động, bằng cách đặt cược và đào coin gián tiếp, đã phát triển đáng kể.
Người dùng có thể chỉ cần đặt cọc quỹ cho chuỗi PoS chỉ với vài cú nhấp chuột trong ví và có được nguồn thu nhập thụ động hoặc thêm Bitcoin của họ vào Nhóm đào coin để đóng góp một phần trong tổng số phần thưởng đào coin.
Ethereum sẽ trải qua một sự thay đổi đáng kể về tokenomics của nó vào năm 2022, chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang Proof of Stake. Những người nắm giữ ETH đã có thể đặt cược kể từ tháng 12 năm 2020, khi Ethereum 2.0 ra mắt.
Tổng giá trị bị khóa (TVL) cung cấp một thước đo về số lượng Ethereum đã được đặt cọc. Trong khi cũng tồn tại số liệu về số lượng ETH hiện đang được đốt và tác động đến nguồn cung tổng thể.
Cả hai chỉ số này đều được ủng hộ bởi những người yêu thích đồng Ethereum. Trong khi đó, tồn tại một bộ phận tin rằng việc chuyển đổi khả năng bán buôn sang các nguyên tắc quản lý khiến đồng tiền này thể hiện sự yếu kém.
Các chuỗi thành công trong việc thu hút sự hỗ trợ tài chính có tác động đáng kể đến giá cả, đặc biệt là khi các quỹ bị khóa trong một thời gian nhất định (nhằm bình ổn giá) như một phần của cam kết.
Tác động của các khoản phí
Dù tiền điện tử sử dụng phương pháp đồng thuận nào, nó chỉ có thể phát triển nếu người dùng có nhu cầu giao dịch. Và nhu cầu giao dịch của người dùng được chi phối bởi:
● Phí thực hiện giao dịch
● Cách tính toán phí giao dịch
● Ai là người hưởng khoản phí giao dịch này
Tốc độ xử lý giao dịch
Phí giao dịch và doanh thu của Thợ đào coin/Người kiểm định được xem như hai mặt của cùng một đồng xu, cho ta thấy được chỉ số về mức độ sử dụng và tình trạng của blockchain đó. Phí thấp có thể khuyến khích việc sử dụng; trong khi cơ sở người dùng đang hoạt động và đang phát triển thu hút nhiều Thợ đào coin / Người kiểm định hơn, những người muốn kiếm tiền từ phí giao dịch. Điều này tạo ra hiệu ứng mạng, tạo ra giá trị cho tất cả những người tham gia trong một tình huống đôi bên cùng có lợi.
Phí giao dịch đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ chi trả cho việc xử lý các giao dịch mà còn cả tiền điện nuôi máy tính đào coin. Loại hình blockchain này nổi lên trong những năm sau khi Bitcoin ra mắt, bắt đầu với đồng Ethereum, được gọi là World's computer. Nó cung cấp các quy trình xử lý phần lớn các giao dịch liên quan đến các lĩnh vực tăng trưởng của DEFI và NFT, nhưng lại thất bại với các khoản phí - được đo bằng phí GAS - định giá tất cả trừ những người dùng giàu có nhất.
Giải quyết thách thức đó là một trong những mục tiêu chính trong Lộ trình phát triển Ethereum (Ethereum Roadmap). Đề xuất EIP 1559 - hay còn gọi là bản Nâng cấp Luân Đôn (London Upgrade) - đã diễn ra hồi tháng 8 năm 2021.
Không chỉ thay đổi hoàn toàn quy trình ước tính phí, với mục đích giảm phí, những thay đổi đối với cấu trúc phí của Ethereum cũng đang có tác động đáng kể đến tokenomics của đồng tiền này. Thay vì tất cả các khoản phí giao dịch sẽ chảy vào túi thợ đào coin Ethereum, một cơ chế đã được giới thiệu nhằm đốt một phần phí chuyển từ lạm phát (không có giới hạn cung cấp tối đa) sang giảm phát.
Do đó, các phương pháp đồng thuận và cấu trúc phí tạo ra các động lực khuyến khích người dùng tham gia vào hệ sinh thái blockchain và thậm chí tác động trực tiếp đến nguồn cung cấp. Vì vậy, những động lực này cần được coi là một phần của tokenomics. Ngoài ra còn có một số động lực khuyến khích sử dụng blockchain và những tác động khác giúp hoàn thiện bức tranh tokenomics.
IEOs, IDOs & Bonding Curves (Đường cong liên kết)
ICOs đã thất bại vì chúng thúc đẩy hành vi xấu từ cả các doanh nhân, với các trò “exit scam”, các ý tưởng chưa được kiểm chứng và cả việc khuyến khích đầu cơ ngắn hạn hơn là sử dụng thực tế từ các nhà đầu tư.
Những đồng tiền số xuất hiện sau này đang phát triển theo hướng khuyến khích quyền sở hữu và sử dụng token.
Thương lượng trực tiếp với các sàn giao dịch tập trung là một cách để ra mắt coin giúp các sàn này được niêm yết và khai thác được cơ sở người dùng hiên có. Hình thức này được gọi là IEO - Chào bán trên sàn lần đầu (Initial Exchange Offering). Điều này có thể có tác động đáng kể đến việc phân phối quyền sở hữu và giá cả, như là công khai hóa việc tăng giá. Trường hợp các đồng tiền được niêm yết trên Coinbase là một ví dụ điển hình. Nhưng đây là một chặng đường dài kể từ lần ra mắt phi tập trung đầu tiên của Bitcoin.
IEO đặt tất cả quyền lực vào tay các sàn giao dịch lớn. Những sàn giao dịch này sẽ lựa chọn những đồng coin mà họ cho là có thể dự đoán được nhu cầu. Với mục đích loại bỏ bên trung gian (middleman) của tiền điện tử, IDO - Phát hành coin lần đầu trên sàn DEX (Initial Decentralised Exchange Offering) là một trong những bước tiến đặc biệt nhất trong việc ra mắt đồng coin.
IDO là một cách lập trình để niêm yết token mới trên Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) bằng cách sử dụng Hợp đồng thông minh Ethereum và toán học để định hình các động lực mua và bán thông qua Đường cong liên kết (Bonding Curve).
Đường cong liên kết (Bonding Curves) tạo ra một cơ chế khám phá giá cố định dựa trên cung và cầu của một token mới, liên quan đến giá của Ethereum. Đường cong liên kết là một chủ đề phức tạp mà chúng ta cần bàn luận ở một bài viết riêng. Bạn chỉ cần biết rằng hình dạng của các đường cong liên kết có liên quan đến tokenomics của các đồng coin ERC20 mới được tung ra trên nền tảng DEX hoặc DEFI, vì hình dạng của những đường con này có thể khuyến khích thời gian đầu tư.
Mặc dù Đường cong liên kết (Bonding Curves) sử dụng sự phức tạp về mặt toán học để khuyến khích đầu tư vào các loại tiền điện tử mới, song vẫn có nhiều cách tiếp cận rõ ràng và khôn ngoan hơn, cụ thể là DEFI, nơi tập trung vào các token như một cách để khuyến khích đầu tư sớm.
APYs & Mô hình Ponzi (Ponzinomics)Theo trang Defi Pulse, DEFI đã bùng nổ trong 18 tháng qua, với hơn 90 tỷ đô la TVL (tổng giá trị bị khoá), nhưng con số này cũng khuấy động APY (lợi suất phần trăm trung bình).
Nhiều token không có tính ứng dụng thực sự nào ngoài việc khuyến khích người dùng mua và đặt cược/khóa đồng tiền để tạo ra tính thanh khoản sớm. Những đồng coin như thế này không mang tính chất khen thưởng cho hành vi tích cực, mà chỉ đơn giản là tạo ra một cuộc đua đến đáy, với việc người dùng theo đuổi lợi nhuận một cách lố bịch sau đó bán phá giá đồng coin trước khi lãi suất chắc chắn sụp đổ. Cách tiếp cận này đã được gọi là Ponzinomics vì chức năng liên tục của token không bền vững.
Airdrop
Phần thưởng cho các token holders khi họ sử dụng coin đúng cách được gọi là Airdrop. Các dự án DEFI như Uniswap và 1Inch là những ví dụ điển hình. OpenSea cũng thưởng cho những dự án đào coin và giao dịch NFT tích cực nhất.
Airdrop được tài trợ từ ngân khố ban đầu nhưng tiếc là không được tích hợp trong lộ trình phát triển, vì việc gửi điện Airdrop sẽ thất bại.
Nhiều nhà đầu tư thông thái chỉ sử dụng các nền tảng DEFI, NFT hoặc Metaverse mới với hy vọng được nhận Airdrop. Điều này ảnh hưởng đáng kể việc phân phối nguồn cung token, nhưng với tính bảo mật cao, những trường hợp này chỉ có thể được tính vào dạng Retroactive.
Tổ chức Tự trị Phi tập trung (DAOs) & Hệ thống quản trị
Chúng ta đã thảo luận về việc tập trung quyền sở hữu và mạng lưới tác động đến giá trị nhận thức như thế nào, biết rằng quyền kiểm soát nằm trong tay một số cá nhân. Ngay cả khi có sự phân bổ minh bạch các địa chỉ nắm giữ, những địa chỉ này phần lớn là thụ động và không có ảnh hưởng cụ thể đến cách hoạt động của tiền điện tử.
Ngày càng có nhiều động thái hướng tới các dự án tiền điện tử được điều hành bởi nhiều cộng đồng thông qua DAOs (Tổ chức tự trị phi tập trung).
DAO cung cấp cho chủ sở hữu token gốc quyền tham gia tích cực vào việc quản trị của. Chủ sở hữu token có thể gửi đề xuất và nhận phiếu bầu cho các đề xuất, tương ứng với số lượng token họ nắm giữ. DAOs có ảnh hưởng quan trọng đến tokenomics vì cộng đồng có thể quyết định điều chỉnh hoặc thậm chí phá vỡ các quy tắc.
DAOs về cơ bản là nỗ lực tạo ra một nền dân chủ kỹ thuật số mới thông qua tiền điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều rào cản cần vượt qua, vì các quy tắc hợp lý phải được viết bởi những con người phi lý trí.
Tokenomics & Quyết định lý trí
Tokenomics nhạy bén không đảm bảo một dự án sẽ thành công, cũng như không một mô hình token mơ hồ nào khiến một đồng coin thất bại.
Ứng với mỗi dự án nỗ lực hướng tới lịch cung ứng minh bạch, quản trị tốt và có động lực khuyến khích lành mạnh để sử dụng mạng lưới, lại xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn dự án có logic phân phối mơ hồ hoặc không tồn tại bởi những dự án này không hướng tới tokenomics minh bạch mà chỉ chăm chăm vào việc đạt được mức vốn hóa thị trường cao hơn.
Các đồng tiền như Dogecoin hoặc Shiba Inu có lịch cung ứng khó hiểu nhưng vẫn có thể tạo ra vốn hóa thị trường khổng lồ, thậm chí còn lớn hơn các thương hiệu được giao dịch công khai trên toàn cầu do các nhà đầu tư phi lý trí.
Vì vậy, tìm hiểu về tokenomics không có nghĩa là bạn có thể tìm thấy những đồng coin thành công và tăng giá, bởi nhiều nhà đầu tư không quan tâm đến tokenomics hay thậm chí còn chẳng biết thuật ngữ này có ý nghĩa gì.
Tokenomics cho ta thấy cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của một đồng coin. Hiểu được đồng coin ấy hoạt động như thế nào phần nào giúp bạn hình thành quyết định đầu tư.
Dưới đây là định nghĩa của các chỉ số chính:
● Nguồn cung tối đa- Chỉ báo tích cực lưu trữ giá trị của đồng coin; nếu không có giới hạn nguồn cung, sẽ có lạm phát liên tục, gây ra loãng giá trị của tất cả những đồng tiền hiện có.
● Network/Nodes - Càng đa dạng càng tốt. Nodes giúp giảm tình huống diễn ra các quyết định độc đoán, tạo ra sự ổn định.
● Phân phối nguồn cung- Phân phối nguồn cung càng đồng đều càng tốt để tránh sự thao túng giá
● Doanh thu/Phí giao dịch- Đóng vai trò như các chỉ số đại diện cho dòng tiền, thể hiện mức độ tích cực trong việc sử dụng coin của người dùng.
● TVL (Tổng giá trị bị khóa) - Cho thấy rằng người dùng sẵn sàng đầu tư và khóa khoản đầu tư ấy để nhận phần thưởng
● Hệ thống quản trị, Airdrop, Động lực khuyến khích sử dụng tokenomics và các chiến lược ra mắt được xem là một phần của tokenomics và đều có thể ảnh hưởng đến việc phân phối nguồn cung.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
0.00
YObit.net
orionx
ADVcash
BTLUX
COINHOUSE
LBANK.info
swapin
Coinex
bitazza
BITPOINT