Tài chính phi tập trung, hay gọi tắt là Defi, là một hệ thống cung cấp quyền truy cập mở với các dịch vụ tài chính. Hệ thống này sẽ tái tạo các công cụ của tài chính truyền thống áp dụng vào bối cảnh tiền điện tử, sử dụng blockchain làm phương tiện phân phối, ghi lại và lưu trữ giá trị.
Tóm tắt nội dung bài học
· Defi là gì và mạng lưới này cho phép bạn làm gì
· Những gì bạn cần để tận dụng các cơ hội Defi
· Ngôn ngữ và các thuật ngữ chính liên quan đến Defi
· Những rủi ro khi tương tác với các giao thức Defi
Tài chính phi tập trung, hay gọi tắt là Defi, là một hệ thống cung cấp quyền truy cập mở với các dịch vụ tài chính. Hệ thống này sẽ tái tạo các công cụ của tài chính truyền thống áp dụng vào bối cảnh tiền điện tử, sử dụng blockchain làm phương tiện phân phối, ghi lại và lưu trữ giá trị.
Điển hình là những dịch vụ mà bạn liên kết với ngân hàng: tiết kiệm, cho vay, tín dụng, bảo hiểm. Defi cung cấp tất cả những dịch vụ này trong một cài đặt permissionless (không cần cấp phép).
Tại sao lại là không cần cấp phép? Để nhận được tín dụng từ ngân hàng của bạn, hay thậm chí mở được tài khoản ngân hàng ngay từ đầu, bạn cần xuất trình một số tài liệu nhất định và vượt qua phần kiểm tra lý lịch để xác định mức uy tín tín dụng (khả năng trả được nợ) của bạn.
Trong Defi, không ai quan tâm bạn là ai, bạn ở đâu hay bạn giàu đến mức nào. Nếu bạn có một thiết bị kết nối internet và có kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của tiền điện tử, bạn có thể tương tác với Defi và sử dụng nó để quản lý tiền và kiếm thêm càng nhiều lợi nhuận.
Defi là gì?
Defi là một tập hợp con của ngành công nghiệp tiền điện tử. Hầu hết công nghệ cơ bản giúp vận hành nền kinh tế tiền điện tử có thể được gọi là phi tập trung, vì đó là đặc điểm cơ bản mà tất cả các blockchain đều có chung.
Sự khác biệt của Defi là nó tập trung đặc biệt vào việc tận dụng khả năng này để chủ động quản lý tài sản của bạn, mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai, bất kể là ngân hàng, cơ quan tín dụng hoặc cơ quan quản lý tài chính.
Một blockchain không thể tự mình tái tạo các dịch vụ tài chính truyền thống; nó chỉ đơn thuần là động cơ cung cấp năng lượng cho Defi. Để làm cho nó hoạt động, cần phải có bánh xe và khung gắn, đó là khi DEFI xuất hiện, ở đó sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dApps) giúp dễ dàng tương tác với blockchain cơ bản và cho phép bạn quản lý và phát triển tiền điện tử của mình.
Bạn sẽ nghe rất nhiều về thuật ngữ Defi được sử dụng trong ngữ cảnh của Ethereum, mạng lưới hợp đồng thông minh lớn nhất trên thế giới và là loại tiền điện tử có giá trị lớn thứ hai (ETH) sau BTC, dựa trên vốn hóa thị trường.
Cho đến nay, hầu hết ngành công nghiệp Defi hoạt động trên chuỗi khối Ethereum, nhưng nhiều mạng lưới khác như Polkadot, TomoChain và Tron cũng cung cấp các dịch vụ Defi.
Bất kể nó được hỗ trợ bởi blockchain nào đi nữa thì các mạng lưới Defi đều có cùng một nguyên lý hoạt động. Các nguyên thủy mã hóa (Primitives) là các dịch vụ cốt lõi được sử dụng để làm mỏ neo cho nền tài chính phi tập trung. Sau đó, các nhà lập trình tạo ra các ứng dụng dựa trên những dịch vụ gốc này để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có thể tương tác với Defi.
Composability mô tả việc xâu chuỗi các nguyên thủy mã hóa Defi lại với nhau để tạo ra các dịch vụ mới, xây dựng dựa trên mã nguồn của chúng và kết hợp mã nguồn ấy với một giao diện thân thiện với người dùng. Các nguyên thủy mã hóa Defi có lúc sẽ giống như các khối Legos, vì chúng có thể được xếp chồng lên nhau giống như các khối Lego để tạo ra các dịch vụ mới.
Ví dụ về các nguyên thủy mã hóa Defi bao gồm MakerDAO, giao thức cho phép người dùng sử dụng tài sản tiền điện tử của họ làm tài sản thế chấp để tạo ra các stablecoin (đồng coin ổn định), Curve, là một giao thức để hoán đổi các stablecoin và Compound, là một nền tảng cho vay và đi vay.
Các nền tảng lớp 2 như Yearn Finance và Pickle xây dựng dựa trên những khả năng này, giúp người dùng dễ dàng sử dụng dịch vụ cơ bản hơn.
Chúng ta có thể coi Defi như một chiếc bánh sandwich nhiều lớp với các thành phần sau:
· Lớp dưới cùng: mạng lưới blockchain (như Ethereum)
· Lớp ở giữa: nguyên thủy mã hóa Defi (như Maker hay Compound)
· Lớp trên cùng: ứng dụng (như Yearn Finance)
Kết hợp cả ba và bạn sẽ có một bộ công cụ mạnh mẽ để tái tạo lại thế giới tài chính truyền thống đặt trong bối cảnh tiền điện tử.
Những dịch vụ nào bạn có thể sử dụng trong Defi?
Defi là một phương tiện quản lý và tăng trưởng tiền của bạn. Hầu như bất cứ dịch vụ nào bạn tìm thấy ở ngân hàng kỹ thuật số hay thẻ tín dụng đều có thể được thực hiện trong mạng lưới Defi. Thay vì dùng tiền pháp định (tức là tiền được lưu trữ trong ngân hàng của bạn), Defi sử dụng stablecoin, thường được gắn cố định với đồng đô la Mỹ hoặc với đơn vị tiền tệ quốc gia như EUR hoặc GBP. Thay vì sử dụng các tài sản như bất động sản, vàng hoặc tiền tiết kiệm làm tài sản thế chấp, Defi sử dụng các tài sản tiền điện tử như ETH hoặc BTC.
Ví dụ, nếu bạn muốn vay một khoản tiền ở Defi, bạn không cần phải khai báo thu nhập, nộp tài liệu thuế hay chứng minh mức độ uy tín tín dụng của mình: bạn chỉ cần khóa tài sản tiền điện tử của mình vào một hợp đồng thông minh được dùng làm tài sản thế chấp.
Defi cho phép bạn sử dụng các dịch vụ sau:
Gửi tiết kiệm
Ví Defi kết hợp các công cụ để quản lý tiền vào một ứng dụng dành cho thiết bị di động hoặc máy tính để bàn, cho phép bạn kiếm tiền lãi từ tiền điện tử của mình bằng cách đặt cược tài sản tiền điện tử vào một hợp đồng thông minh và nhận được khoản lợi nhuận đã đồng thuận được trả bằng chính loại tiền điện tử đó.
Đi vay
Sử dụng các nền tảng tương tự, bạn có thể vay Stablecoin và tài sản tiền điện tử, đổi lại bạn sẽ phải trả lãi suất. DEFI là hệ thống không cần cấp phép, bạn chỉ có thể vay tiền điện tử hiện có làm tài sản thế chấp, vì thế bạn không cần phải thông qua các thủ tục kiểm tra tín dụng hay điền vào tờ đăng ký gì cả.
Khai thác lợi suất
Tương tự như đặt cược, dịch vụ khai thác lợi suất (yield farming) cho phép bạn kiếm tiền lãi và các token thứ cấp bằng cách khóa các token như ETH vào một hợp đồng thông minh. Trong khi đặt cược (staking) khiến bạn bị thụ động vì số tiền vốn của bạn bị khóa lại, thì khai thác lợi suất (yield farming) là chủ động theo đuổi lợi nhuận tốt nhất, vì vậy sẽ bao gồm nhiều bước phức tạp, ví dụ như đặt cược ETH để tạo ra một ETH tổng hợp, yETH sau đó được đặt cược ở nơi khác để đổi lấy Stablecoin, và đồng coin này lại được khai thác ở một nơi khác nữa.
Cung cấp thanh khoản
Người dùng Defi có thể gom các token vào các công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) chẳng hạn như Uniswap. Mỗi khi có ai hoán đổi giữa hai token trong nhóm (ví dụ như ETH và USDT), bạn sẽ kiếm được một phần phí.
Công cụ tạo lập thị trường tự động?
Phương pháp định giá tài sản dựa trên một thuật toán thay vì phương pháp truyền thống để tính giá từ các mức giá giao nhau giữa phe mua và phe bán.
Tất cả các dịch vụ này, cộng với nhiều dịch vụ khác, liên quan đến những thứ như tín dụng, bảo hiểm và các dịch vụ phái sinh - đều được cung cấp bởi các hợp đồng thông minh. Đây là những mật mã đã được lập trình để thực hiện một tác vụ cụ thể.
Trong tài chính truyền thống, đây là những quy trình được thực hiện bởi con người, chẳng hạn như quản lý ngân hàng và kế toán. Các hợp đồng thông minh tự động hóa quy trình này, tạo ra một hệ thống hiệu quả và toàn diện hơn.
Hợp đồng thông minh không phân biệt đối xử người dùng dựa trên thu nhập, giới tính hoặc quốc tịch của họ: nó chỉ đơn giản là kiểm tra xem giao dịch có hợp lệ hay không (ví dụ như bạn có đủ tài sản thế chấp để nhận khoản vay stablecoin hay không?) Và sau đó xử lý sẽ xử lý yêu cầu đó.
Ví dụ, khi bạn cho vay tiền trên nền tảng cho vay Defi, bạn không phải lo lắng về việc người đi vay hết tiền và quỵt nợ của bạn. Hợp đồng thông minh đảm bảo cho phép bạn khiếu nại để đòi lại số tiền đặt cọc ban đầu của mình (tức là số vốn bạn đã cho vay) và có thể rút số tiền đó bất kỳ lúc nào.
Tương tự, nếu bạn đang vay tiền bằng Defi, tài sản thế chấp bạn phải khóa trong hợp đồng thông minh sẽ cam kết không để bạn quỵt nợ cùng với quy trình đã thỏa thuận để tăng tài sản thế chấp nếu giá trị của nó giảm xuống dưới một mức nhất định.
Điều này tạo nên một hệ thống tài chính minh bạch hơn, trong đó bất kỳ ai cũng có thể tham gia.
Lợi suất cao từ đâu mà ra?
Hy vọng đến đây bạn đã có thể hiểu tại sao DEFI lại quan trọng đến vậy. Công nghệ mới này đang tái tạo và phá vỡ hệ thống ngân hàng. Những dịch vụ mà trước đây chỉ có Wallstreet mới có thể làm được thì nay bạn đã có thể sử dụng chúng trên một chiếc điện thoại thông minh. Công nghệ mới này không tự nó đem lại lợi nhuận cao từ các tài sản, vậy chính xác thì làm thế nào mà DEFI lại tạo ra lợi nhuận cao đáng kể như vậy?
1. Nhu cầu: Sự sôi nổi của thị trường tiền điện tử và lợi nhuận đáng kể mà nó mang lại đồng nghĩa rằng có một nhu cầu đầu cơ rất lớn. Những ai muốn tiếp cận với tiền điện tử và những khoản lợi nhuận cao đó phải sẵn sàng trả lãi suất cao để vay nó. Đòn bẩy là một động lực lớn của nhu cầu, nơi các nhà giao dịch mạo hiểm số vốn của họ gấp nhiều lần để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn
2. Giá trị cảm nhận: Các giao thức DEFI tạo ra các nền kinh tế nhỏ bằng cách đúc các token của riêng chúng, người dùng kiếm được các token này bằng cách đặt cọc tiền điện tử hoặc cung cấp tính thanh khoản để được nhận thưởng. Trong thị trường tăng giá, mọi người thường có nhận thức sai lệch rằng mỗi token DEFI mới đều có tiềm năng tăng giá rất lớn, mà không có bất kỳ lý do cụ thể nào ngoài việc là chúng mới có trên thị trường và được đặt tên theo tên của loại thức ăn.
3. Giao dịch Altcoin: Khi nền kinh tế tiền điện tử phát triển và không có hệ sinh thái của các token và tiền điện tử mới, thì nhu cầu trao đổi các tài sản mới này cũng tăng theo. Các sàn giao dịch tập trung phải tuân theo các quy trình rõ ràng khi muốn thêm các cặp giao dịch mới, trong khi DEX (sàn giao dịch phi tập trung) có thể thực hiện điều này gần như nhanh chóng với logic AMM. Điều này có nghĩa là có một mô hình kinh tế tuần hoàn từ quá trình tạo ra token, khai thác và giao dịch, với các khoản phí thu được dựa trên tất cả những điều đó
Các rủi ro và nguy cơ
Defi là một phát minh tuyệt vời được nhiều người tin rằng sẽ là tương lai của ngành tài chính. Tuy nhiên, giống như bất kỳ công nghệ mới nào, tài chính phi tập trung đi kèm với rủi ro ở cả bên trong hệ thống và bên ngoài.
Rủi ro hệ thống bao gồm khả năng có lỗ hổng trong hợp đồng thông minh. Nếu giao thức Defi chưa được kiểm tra kỹ lưỡng các lỗi, nó có thể bị tin tặc lợi dụng để ăn cắp tiền. Nếu điều này xảy ra, thường có rất ít yêu cầu đòi bồi thường: Defi loại bỏ các tổ chức có sự tham gia của con người khỏi phương trình, vì thế hãy nhớ rằng nếu bạn thua lỗ tiền, bạn sẽ không thể gọi cho đường dây nào để yêu cầu trợ giúp hay nộp đơn để khiếu nại được.
Lỗ hổng của hợp đồng thông minh
Thật không may, khi DEFI ngày càng phổ biến, thì hầu hết các ứng dụng DEFI mới chắc chắn đã từng gặp trường hợp hợp đồng thông minh bị lợi dụng để rút sạch tiền ngày càng nhiều.
Nói chung, các nguyên thủy mã hóa Defi như chúng tôi đã đề cập trước đó là một trong những giao thức an toàn nhất để sử dụng, vì chúng đã được kiểm toán kỹ lưỡng, mặc dù các giao thức ấy vẫn có những rủi ro nhất định. Khi có càng nhiều dịch vụ Defi mới hơn và thực nghiệm hơn, thì khả năng nó chứa một lỗ hổng bảo mật càng cao.
Điều chỉnh thị trường
Phần lớn sự quan tâm đến DEFI bắt nguồn từ mức lợi nhuận khổng lồ mà bạn có thể kiếm được từ tài sản tiền điện tử của mình so với tài chính truyền thống. Với lãi suất ở mức thấp kỷ lục, khả năng thu lời được gấp đôi, trong một số trường hợp gấp ba, cực kỳ hấp dẫn các nhà giao dịch.
Phần lớn có mức lợi nhuận cao nhưu vậy là bởi vì kể từ năm 2021 chúng ta đang ở trong một thị trường tăng giá, mà ở đó chỉ số tâm lý chung trên thị trường là cao. Điều này có nghĩa là có:
· nhu cầu sử dụng đòn bẩy lớn như đã đề cập ở trên, điều này càng thúc đẩy tỷ lệ lợi nhuận có sẵn
· hoạt động giao dịch DEX diễn ra rộng rãi, để cho các nhà cung cấp thanh khoản có thể thu phí từ đó
· nhận thức rằng tất cả các đồng coin mới đều có khả năng tăng giá nhanh chóng, bất kể một trường hợp sử dụng duy nhất, thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ DEFI thưởng cho người dùng bằng token gốc của họ
Tất cả những điều trên đều dễ bị ảnh hưởn bởi việc điều chỉnh thị trường kéo dài, như chúng ta đã chứng kiến nhiều lần trong lịch sử tiền điện tử. Thị trường giảm giá sẽ làm giảm nhu cầu về đòn bẩy, giảm lãi suất, hoạt độnggiao dịch trên DEX giảm mạnh và do đó phần thưởng cho việc cung cấp tính thanh khoản và giá trị nhận biết của các token kiếm được sẽ giảm sâu.
Lỗi người dùng
Ngoài ra còn có nguy cơ do lỗi của người dùng. Mặc dù thiết kế của Defi luôn được cải thiện nhưng nó vẫn không thân thiện với người dùng như các ứng dụng tài chính truyền thống đối với dịch vụ ngân hàng và tiết kiệm. Do đó, bạn cần phải có chút kiến thức chuyên môn để hiểu những gì đang xảy ra khi bạn tương tác với các giao thức này và các bước bạn nên thực hiện để tránh thua lỗ tiền.
Bạn không nên tương tác với Defi cho đến khi bạn biết mình đang làm gì và cũng như đã hiểu rõ mọi thứ về tiền điện tử, đừng đầu tư với số tiền nhiều hơn số vốn rủi ro của bạn.
Tương lai của Defi
Hiện tại, tài chính phi tập trung vẫn còn nhỏ so với phần còn lại của thế giới tài chính, nhưng đang phát triển nhanh chóng và người dùng chủ yếu là những người nắm giữ tiền điện tử hiểu biết về công nghệ. Các khái niệm cốt lõi của tài chính phi tập trung là truy cập mở, minh bạch và bình đẳng - khiến nó trở nên hấp dẫn đối với một thị trường rộng lớn, bao gồm cả thị trường không qua ngân hàng.
Các ứng dụng Defi sẽ cần thêm thời gian trở nên đủ thân thiện với người dùng để người mới bắt đầu có thể tự tin truy cập chúng. Với mức lãi suất thấp hiện có trong tài chính truyền thống và lợi suất hấp dẫn có sẵn ở Defi (tỷ suất lợi nhuận hằng năm có thể đạt gấp đôi hoặc thậm chí ba con số), thật dễ hiểu tại sao Defi lại hấp dẫn đến vậy.
Mặc dù các nhà đầu tư nhỏ có thể cần thời gian để thích nghi với thế giới mới của DEFI, nhưng các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các tổ chức tài chính có động lực rất lớn để cân nhắc kỹ các cơ hội trong DEFI với lợi tức vốn vượt trội mà họ có thể tạo ra. Chúng tôi sẽ phân tích các phương pháp nâng cao hơn để kiếm lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong bài viết sau, mà ở đó chúng ta sẽ tìm hiểu một khái niệm gọi là contango.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
0.00