Sau vài năm hợp nhất xung quanh không gian tiền điện tử thì các giao thức đổi mới mới nổi cuối cùng cũng bắt đầu thu hút sự quan tâm và sự kiện này ít nhiều cũng gợi nhớ đến sự bùng nổ ICO năm 2017. Trong số đó có DeFi, viết tắt của Tài Chính Phi Tập Trung, là một trong những tài khoản phổ biến nhất.
Tóm tắt nội dung bài học:
· Hợp đồng thông minh là gì và tại sao hợp đồng thông minh lại quan trọng
· Các trường hợp sử dụng hợp đồng thông minh phổ biến nhất
· Hướng dẫn cách tương tác với Hợp đồng thông minh DEFI
· Hợp Đồng Thông Minh trong các trường hợp sử dụng phức tạp hơn
Sau vài năm hợp nhất xung quanh không gian tiền điện tử thì các giao thức đổi mới mới nổi cuối cùng cũng bắt đầu thu hút sự quan tâm và sự kiện này ít nhiều cũng gợi nhớ đến sự bùng nổ ICO năm 2017. Trong số đó có DeFi, viết tắt của Tài Chính Phi Tập Trung, là một trong những tài khoản phổ biến nhất.
Bitcoin đã cung cấp công nghệ blockchain và phân quyền, nhưng thị trường tiền điện tử vẫn bị cản trở bởi tài chính tập trung - vốn đã trở nên quản lý chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và nhu cầu pháp lý.
Tuy nhiên, DeFi được coi là thực sự phi tập trung, không có quản lý thực tế cùng với đặc tính không đáng tin cậy và không được cấp phép. Không gian tiền điện tử có thể giống như cơ hội một lần trong đời để cho ra đời một dịch vụ tài chính phi tập trung, nhưng sự hiểu biết sâu sắc về cách hoạt động của các hợp đồng thông minh là rất quan trọng.
Với sự bùng nổ của ngành DeFi vào năm 2020 và việc sử dụng Hợp Đồng Thông Minh – đã cung cấp logic của chúng - nhất thiết phải được phát triển sát cánh cùng với DeFi. Trong khi CeFi phụ thuộc vào người trung gian để quản lý các giao dịch thì DeFi sử dụng Hợp Đồng Thông Minh bất biến để tạo sự tin cậy và minh bạch.
Hợp Đồng Thông Minh Là Gì?
Hợp Đồng Thông Minh là các chương trình tự thực hiện chạy trên mạng blockchain, với các điều khoản của hợp đồng giữa hai bên - chẳng hạn như người bán và người mua - được viết thành các dòng mã thay cho một văn bản pháp lý và chính thức.
Hợp đồng thông minh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể được gọi là Solidity.
Mục đích của Hợp Đồng Thông Minh là đơn giản hóa hoạt động kinh doanh và thương mại giữa cả hai bên được xác định và ẩn danh mà không cần một bên trung gian.
Hợp Đồng Thông Minh cho phép các kỹ sư phần mềm xây dựng các chức năng phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản là nhận hoặc gửi các tài sản kỹ thuật số. Các chương trình này được gọi là dApp - viết tắt của các ứng dụng phi tập trung; về bản chất, dApp là một loạt các Hợp Đồng Thông Minh được liên kết với giao diện người dùng..
Hợp đồng thông minh được triển khai trên mạng blockchain để khởi chạy các giao thức và ứng dụng tài chính phi tập trung sao cho các giao thức và ứng dụng này chạy chính xác như được lập trình.
Một Số Trường Hợp Sử Dụng Của Hợp Đồng Thông Minh
· Sở hữu trí tuệ - Hợp đồng thông minh có thể thiết lập và thực thi các thỏa thuận sở hữu trí tuệ giống như giấy phép và cho phép chuyển khoản thanh toán theo thời gian thực cho chủ sở hữu tài sản.
· Sự Chứng Minh - Các hợp đồng thông minh bảo vệ nhằm chống lại hàng giả và trộm cắp vì các blockchain là bất biến. Hàng hóa được bán mà không có hồ sơ giao dịch trong mạng blockchain sẽ dẫn đến việc bị từ chối.
· Chứng nhận - Chứng chỉ nghề nghiệp, bằng tốt nghiệp, bằng đại học, v.v., có thể được xác thực bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh.
· Tính chánh thức (thật) - Hợp đồng thông minh có thể đảm bảo rằng sản phẩm mà khách hàng đã mua là sản phẩm chánh thức.
· Yêu cầu bồi thường bảo hiểm - Các lĩnh vực bảo hiểm cũng có thể được hưởng lợi từ Hợp Đồng Thông Minh để đẩy nhanh quá trình yêu cầu bồi thường. Nếu một yêu cầu bồi thường đáp ứng các điều kiện thì hợp đồng có thể tự động thực thi.
Tóm lại, hợp đồng thông minh có thể mang lại những lợi ích sau:
· Bảo mật - Sổ cái phân tán không thể thay đổi.
· Phi Trung Gian Hoá - Các bên có thể sử dụng hợp đồng thông minh để ký kết các thỏa thuận mà không phụ thuộc vào bên thứ ba.
· Giảm Chi Phí - Vì không có bên trung gian nào tồn tại trong hợp đồng thông minh nên các cá nhân và công ty có thể giảm chi phí phát sinh đối với các hợp đồng truyền thống.
· Gần Như Thực Thi Thời Gian Thực - Giao dịch diễn ra gần như đồng thời cho tất cả các bên tham gia ngay khi các tiêu chí bắt buộc được thỏa mãn.
· Tính Minh Bạch - Vì các điều khoản và điều kiện được hiển thị cho bất kỳ ai nên hợp đồng thông minh tạo ra một môi trường tin cậy giữa tất cả các bên trong mạng blockchain.
Tìm hiểu cách sử dụng và tương tác với các hợp đồng thông minh một cách hiệu quả
Các hợp đồng thông minh trên nền tảng Ethereum đại diện và quản lý các token. Ví dụ, giao thức MakerDao là xương sống (phần quan trọng nhất) của DeFi. Dự án MakerDAO là một phần quan trọng của hệ sinh thái DeFi vì trong số 1 tỷ đô la ETH bị khóa trên thị trường DeFi thì có đến 60% ETH được giữ trong MakerDAO.
DAI là sản phẩm chính của MakerDAO - một stablecoin được chốt bằng 1 đô la Mỹ duy trì giá trị nhất quán thông qua một hệ thống của nguồn cấp dữ liệu giá và tài sản thế chấp cơ bản (ETH).
Dự án được triển khai trên chuỗi khối Ethereum và không cần bất kỳ trung gian nào để hoạt động. MakerDAO phát hành các khoản vay trực tiếp bằng stablecoin DAI thông qua Hợp Đồng Thông Minh kiểm soát Vị Thế Nợ Thế Chấp (CDP).
CDP cho phép người vay ký gửi tài sản kỹ thuật số vào Hợp Đồng Thông Minh làm tài sản thế chấp để vay trên nền tảng của MakerDAO. Sau khi tài sản được ký gửi thì các điều kiện được viết theo cách CDP đã nắm giữ tài sản ký gửi và cho phép người vay tạo ra số tiền tương đương với giá trị USD trong DAI để vay.
Bạn hãy xem cách CDP- một loại Hợp Đồng Thông Minh hoạt động.
· Một người dùng gửi Ether vào Hợp Đồng Thông Minh của Maker, tạo ra một Vị Thế Nghĩa Vụ Nợ Thế Chấp, cho phép người dùng lấy các DAI theo tỷ lệ ký quỹ.
· Giả sử bạn đã gửi 1 ETH (trị giá 1800 đô la) thì giao dịch này sẽ cho phép bạn nhận tới 905 DAI với tỷ lệ ký quỹ là 200%
· Để lấy lại Ether, bạn sẽ phải trả lại số tiền đã vay trong DAI cùng với một khoản phí ổn định nhỏ giúp duy trì tỷ giá DAI so với USD.
Tuy nhiên, trong trường hợp giá của Ether giảm xuống một lượng đã thỏa thuận thì CDP của bạn sẽ tự động đóng lại. Điều này cung cấp một vùng đệm an toàn để đảm bảo không bị vỡ nợ.
Để tránh trường hợp CDP của bạn tự động đóng lại thì bạn cần lấy ít DAI hơn hoặc đặt nhiều Ether hơn làm tài sản thế chấp. Vì hợp đồng thông minh CDP đảm bảo rằng hệ thống MakerDAO luôn có đủ vốn bị khóa so với số tiền đã vay.
Các Điều kiện khác do MakerDAO đặt ra trong hợp đồng thông minh CDP.
1. Nếu giá của tài sản thế chấp không thay đổi thì người dùng có thể trả lại số tiền đã vay cùng với phí ổn định hàng năm.
2. Nếu giá của một tài sản thế chấp giảm xuống thì CDP sẽ trở nên không được thế chấp và một bên thứ ba sẽ thanh lý CDP được thế chấp kèm theo một hình phạt. Các bên thứ ba này có nhiều cách khác nhau để kiếm lợi nhuận từ một vị thế được thanh lý.
3. Nếu giá của tài sản thế chấp tang thì tỷ lệ tài sản thế chấp tăng lên, và cho phép người vay rút thêm DAI đối với tài sản thế chấp của họ; điều này cuối cùng sẽ làm giảm tỷ lệ CDP xuống.
Hợp đồng thông minh để kiểm soát hệ thống
MakerDAO là một giao thức tự quản lý và token MKR gốc cho phép chủ sở hữu token thực hiện các thay đổi đối với Giao Thức Maker thông qua quy trình bỏ phiếu được viết trong hợp đồng thông minh. Những thay đổi này bao gồm:
· Phí ổn định (hoặc lãi suất vay hàng năm) nên là bao nhiêu?
· Nên có bao nhiêu tài sản thế chấp để hỗ trợ CDP?
· Để có thể tắt giao thức trong trường hợp xảy ra sự cố chớp nhoáng của tài sản thế chấp hoặc bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào khác.
Chủ sở hữu token MKR tương tác với hợp đồng thông minh về bỏ phiếu và phiếu bầu của họ được ghi lại vĩnh viễn trên blockchain của MakerDAO để bảo đảm hoàn toàn minh bạch. Hợp đồng này ghi lại các phiếu bầu có trọng số tương ứng với số lượng token mà mỗi cử tri sử dụng. Nghĩa là những người nắm giữ lớn hơn có ảnh hưởng lớn hơn đến các quyết định. Sau khi thu thập phiếu bầu thì hợp đồng thông minh về bỏ phiếu của MakerDAO sẽ xử lý kết quả phiếu bầu.
Một lần nữa, một hợp đồng thông minh khác được gọi là “spell” được triển khai để thực hiện các thay đổi do hợp đồng quyết định. Hiện tại “spell” do một trong những thành viên của Nhóm Hợp Đồng Thông Minh phát triển hợp đồng. Tuy nhiên, khi dự án tiến triển để trở thành một nền tảng phi tập trung thực sự thì quá trình này sẽ được thực hiện tự động để loại bỏ một điểm lỗi duy nhất khỏi hệ thống.
Các trường hợp sử dụng phức tạp hơn của hợp đồng thông minh
Các trường hợp sử dụng của hợp đồng thông minh không chỉ là các giao dịch thanh toán đơn giản mà còn có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, giải trí và thị trường dự đoán.
Thử Nghiệm Y Tế
Trong quá trình thử nghiệm y tế, một bệnh nhân đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác nhau và mang theo tất cả các tài liệu về mặt thể chất để giúp các bác sĩ hiểu bệnh sử dễ dàng hơn. Hợp đồng thông minh có thể giảm bớt rắc rối bằng cách cung cấp khả năng hiển thị 360 độ đối với dữ liệu của bệnh nhân.
Thị trường dự đoán
Một thị trường dự đoán là điều cần thiết để có được những hiểu biết có giá trị về quan điểm của công chúng về một chiến dịch hoặc một tổ chức. Hợp đồng thông minh có thể ghi lại kết quả dự đoán được của các sự kiện một cách minh bạch để có được những dự báo chính xác.
Giải trí
Hợp đồng thông minh có thể cho phép các quyền đối với nội dung trong ngành giải trí nhằm loại bỏ đạo văn và vi phạm bản quyền bằng cách thuỷ vân số nội dung phương tiện. Ngay sau khi ai đó cố gắng lấy cắp dữ liệu thì chủ sở hữu hợp pháp sẽ biết ngay lập tức.
Hợp Đồng Thông Minh sẽ có vẻ xa lạ với bất kỳ ai không có khái niệm về cách các blockchains hoạt động. Tuy nhiên, một khi bạn đánh giá cao cách mà các blockchain có thể đạt được sự đồng thuận về quản lý dữ liệu mà không cần cơ quan trung ương thì layer bổ sung của sự phức tạp và tính logic mà Hợp Đồng Thông Minh có được thì dường như đây vừa là một tiến trình tự nhiên vừa là một cách thú vị để mang lại lợi ích của công nghệ blockchain cho các lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
0.00
LocalMonero
Bitget
CITEX
Money Partners
CoinsPaid
phemex
BYBIT
GEMINI
NovaDAX
FXChoice