Bạn có thể tưởng rằng bài học đầu tiên của chúng tôi về giao dịch tiền điện tử là học cách đặt lệnh giao dịch tiền điện tử. Nhưng sự thực lại không phải vậy.
Tóm tắt nội dung bài học:
· Các tùy chọn cơ bản để khớp lệnh giao dịch
· Thuật ngữ trong khớp lệnh giao dịch
· Các tùy chọn đầu vào để thực hiện giao dịch
· Cách giao dịch kết hợp sử dụng chiến lược
· Cách kết thúc một giao dịch
Bạn có thể tưởng rằng bài học đầu tiên của chúng tôi về giao dịch tiền điện tử là học cách đặt lệnh giao dịch tiền điện tử. Nhưng sự thực lại không phải vậy.
Điều đầu tiên chúng tôi muốn nhấn mạnh tới đó là bạn cần phải hiểu giao dịch là gì, khái niệm về rủi ro và yếu tố nào khiến giá biến động, cũng như các phương pháp phổ biến để đưa ra quyết định giao dịch.
Bài viết này đặt ra giả định rằng bạn đã nắm bắt kỹ càng các điều trên và muốn tìm hiểu sâu hơn về quá trình khớp lệnh thực sự.
Để giải thích rõ nhất có thể, chúng tôi sẽ lấy ví dụ từ sàn Binance và Coinbase, mặc dù vẫn còn có các sàn giao dịch khác nữa. Chúng tôi không có mối liên quan gì đến một trong hai sàn này cả.
Coinbase là sàn giao dịch tốt dành cho người mới bắt đầu vì quy trình trong đó được đơn giản hóa, tuy nhiên đặc điểm dễ sử dụng không phải là điểm duy nhất bạn cần cân nhắc.
Khi bạn đặt lệnh một giao dịch đồng nghĩa bạn phải chịu tiền hoa hồng và phí, các khoản phí này khác nhau tùy thuộc vào sàn giao dịch. Các khoản phí này tương đối cao tại sàn Coinbase (và khá khó hiểu) và thấp hơn nhiều tại sàn Binance mà có giao diện bao gồm các tùy chọn giao dịch phức tạp hơn và đòi hỏi bạn cần có chút kiến thức nâng cao hơn.
Tham khảo bài viết của chúng tôi về việc lựa chọn sàn giao dịch để hiểu thêm về các cân nhắc khác nhau. Đối với mục đích của bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng các ví dụ từ cả hai sàn, tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Chúng tôi cũng giả định rằng bạn đã tạo và nạp tiền vào tài khoản của mình; nếu bạn muốn xem qua các quy trình đó, vui lòng đọc bài viết này.
Spot Trading (Giao dịch giao ngay)
Các sàn giao dịch cung cấp nhiều cách giao dịch phức tạp sẽ được đề cập trong các bài viết sau, nhưng đối với bất kỳ ai mới bắt đầu, các cách thức giao dịch ấy có thể sẽ không phù hợp và khiến họ bị lẫn lộn. Vì vậy, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào tùy chọn giao dịch đơn giản nhất – Spot Trading (Giao dịch giao ngay).
Spot Trading (Giao dịch giao ngay) về cơ bản là cho phép giao dịch tại chỗ. Bạn chỉ cần chấp nhận mức giá có sẵn từ thị trường tại sàn giao dịch cụ thể tại thời điểm cụ thể. Bạn thực hiện điều này thông qua Market Order (Lệnh thị trường).
Không có tính chính xác nhất định đối với Lệnh thị trường, đó là lý do tại sao chúng phù hợp với các phương pháp giao dịch ít nhạy cảm về thời gian nhất như đã giải thích ở trên, chẳng hạn như phương pháp Cost Averaging (Bình quân giá) và Hodling (nắm giữ coin), cũng thích hợp cho người mới bắt đầu.
Lệnh thị trường trên sàn Coinbase
Coinbase đơn giản hóa quy trình đặt Lệnh thị trường đến mức thậm chí bạn không còn tùy chọn nào khác để lựa chọn. Bạn có nút Buy (Mua), nút này sẽ dẫn đến một cửa sổ để khớp Lệnh thị trường - mặc dù đây không phải là cách Coinbase mô tả quy trình bởi vì nó đặc biệt loại bỏ các thuật ngữ giao dịch để đơn giản hóa mọi thứ.
Bạn cũng có tùy chọn để thực hiện giao dịch định kỳ - hàng tuần, hàng tháng – rất phù hợp với chiến lược Cost Averaging (chiến lược Bình quân giá) (như đã thảo luận ở bài trước) và minh họa kiểu người dùng mà Coinbase hướng đến.
Không có giao diện giao dịch. Các giao dịch trên Coinbase trên thực tế được xử lý thông qua Coinbase Pro, giống như tên gọi của nó minh họa, là dành cho các nhà giao dịch có kinh nghiệm.
Về bản chất, Coinbase là một sàn giao dịch cấp độ khởi điểm, dành cho những người mới bắt đầu có thể mua tiền điện tử dễ dàng, được hỗ trợ bởi Coinbase Pro, một nền tảng dành cho nhà giao dịch tiền điện tử có kinh nghiệm.
Khi mở một tài khoản Coinbase, bạn tự động có quyền truy cập vào nền tảng Pro, nhưng chỉ nên chuyển sang nền tảng đó khi bạn đã hiểu đầy đủ về quy trình giao dịch.
Như đã đề cập ở trên, Coinbase đang đơn giản hóa quy trình giao dịch, điều này giúp ích cho những người mới bắt đầu, nhưng đổi lại là bạn phải chịu phí cao.
Bạn sẽ thấy xác nhận về giá trước khi thực hiện giao dịch và cũng có thể xem lại thông tin trên tài khoản của mình, để tạo ra một báo cáo về Lợi nhuận & Thua lỗ của giao dịch.
Binance cũng cung cấp một cách tiếp cận đơn giản tương tự, được gọi là Convert (Chuyển đổi). Tính năng này cho phép chuyển đổi tiền pháp định (Fiat) của bạn thành tiền điện tử, cũng như chuyển đổi loại tiền điện tử này sang loại tiền điện tử khác.
Khi bạn đã đăng nhập vào tài khoản Binance của mình, hãy nhấp vào nút Trade (Giao dịch) ở phần menu chính, sau đó bạn sẽ thấy nút Convert (Chuyển đổi), được mô tả chính xác là tùy chọn giao dịch dễ dàng nhất.
Chuyển sang một giao diện giao dịch cổ điển
Như bạn sẽ thấy trên thanh công cụ chính Trading của sàn Binance, tùy chọn tiếp theo dưới đây là Classic Trading (Giao dịch cổ điển). Tùy chọn này có giao diện giao dịch truyền thống hơn và nhiều tùy chọn Spot (Giao ngay) hơn, cùng với các loại Lệnh thị trường bổ sung mà chúng tôi sẽ giải thích kỹ ở phần sau.
Ngay lập tức khi bạn chuyển đến menu Classic Trading (Giao dịch Cổ điển), bạn có thể thấy giao diện này bắt đầu náo nhiệt hơn rất nhiều, với rất nhiều thông tin mà bạn cần nắm bắt.
Bước 1 – Lựa chọn giao dịch Classic Trading (Giao dịch cổ điển)
Nhấp vào tùy chọn “Trade” và chọn “Classic”. Nó sẽ hiển thị cho bạn màn hình bên dưới. Sự khác biệt giữa màn hình này và Giao diện Convert (hay quá trình Mua trên sàn Coinbase) là nó rất rõ ràng dễ hiểu.
Có rất nhiều thông tin mà bạn cần phải nắm bắt bởi vì giao diện Classic giả định sẵn là bạn muốn chủ động hơn nhiều trong quá trình giao dịch. Chúng tôi đã giới thiệu một số tính năng này trước đó trong phần khi nói về các sàn giao dịch và tìm hiểu giá, quan trọng nhất là Order Book (Sổ lệnh).
Sổ lệnh là danh sách hiển thị tất cả các chào giá mua và bán có sẵn của một loại tiền điện tử. Các sổ lệnh này được cập nhật liên tục 24/24. Ví dụ về sổ lệnh có thể là của cặp đồng giao dịch BTC/USD. Màn hình bên dưới có các mức chào giá hiện tại có sẵn trên thị trường để mua BTC và bán BTC để đổi lấy EUR.
Hình ảnh trên là sổ lệnh cho các cặp EUR/BTC. Các lệnh có mã màu xanh lá hiển thị lệnh mua trong khi các lệnh có mã màu đỏ là lệnh bán. Ảnh chụp nhanh này rất hữu ích trong việc đánh giá mức độ quan tâm của phe bán và phe mua ở các mức giá nhất định. Các nhà giao dịch có thể sử dụng dữ liệu này để có được thông tin hữu ích về mức kháng cự hoặc hỗ trợ tiềm năng.
Bước 2 – Lựa chọn cặp tiền giao dịch
Ở phía bên phải của trang web, bạn có thể thấy danh sách các Cặp tiền giao dịch. Chúng tôi đã giải thích ở một bài viết khác về khái niệm của các cặp tiền giao dịch, Binance phân loại các cặp tài sản bạn có thể giao dịch theo cơ sở giao dịch:
· BNB -Đơn vị tiền tệ gốc của Binance
· BTC - Bitcoin
· Alts – Các đồng coin thay thế chính
· FIAT – Các loại tiền pháp định như EUR
Vì đây là giao dịch đầu tiên của bạn, bạn sẽ bắt đầu với FIAT, vì vậy cần phải chọn tùy chọn ấy để chọn cặp giao dịch phù hợp. Chúng tôi giả sử bạn đã nạp tiền bằng Euro và muốn mua Bitcoin tại đây, do đó bạn nên chọn cặp giao dịch là EUR/BTC.
Bước 3 – Quyết định loại giao dịch nào bạn muốn đặt lệnh
Sau khi chọn cặp tiền giao dịch, bây giờ bạn cần chọn loại giao dịch bạn muốn thực hiện. Đến đây bạn có thể thấy sự đơn giản hóa trong cách hiển thị tùy chọn Market Order (Lệnh thị trường) của sàn Coinbase và trong tùy chọn giao dịch Convert (Chuyển đổi) của sàn Binance mở rộng để bao gồm hai tùy chọn bổ sung.
· Market Order (Lệnh thị trường): Như đã mô tả ở trên, tùy chọn này cho phép người dùng giao dịch tiền điện tử theo tỷ giá thị trường. Lệnh này được khớp ngay lập tức do đó bạn không thể nào hủy bỏ.
· Limit Order (Lệnh giới hạn): Tùy chọn này cho phép bạn thiết lập mức giá tối thiểu bạn muốn bán coin hoặc mức giá tối đa mà bạn chấp nhận trả cho chúng. Sau đó bạn phải đợi phe mua hoặc phe bán chấp nhận mức giá ấy. Nếu bạn dự định dùng chiến lược HODL (nắm giữ coin), hãy đặt lệnh giới hạn tại mức giá cao hơn giá thị trường hiện tại để chốt lời khi giá tăng cao hơn.
· Stop-Limit Order (Lệnh dừng giới hạn): Tùy chọn này cho phép bạn mua hoặc bán coin một khi đồng coin ấy đạt đến một mức giá cụ thể. Nếu bạn đang giao dịch ngắn hạn, hãy thiết lập một mức giá giới hạn ở dưới giá hiện tại làm mục tiêu đầu tiên. Bạn cũng có thể đặt một lệnh dừng trên mức giá hiện tại để quản lý rủi ro.
Bước 4 – Nhập số tiền bạn muốn mua
Vì chúng tôi tập trung vào Market Order (Lệnh thị trường) nên bạn chỉ cần nhập số tiền bằng Euro tương đương với BTC bạn muốn mua. Tại đây, bạn có thể thấy rằng chúng ta đang mua BTC trị giá 20 Euro. Ngoài ra, bạn chỉ cần sử dụng thanh trượt và chọn mức 25%, 50%, 75% hoặc 100% số dư khả dụng của mình để mua.
Cách đặt Limit Order (Lệnh giới hạn)
Sau khi đã nghiên cứu về Market Order (Lệnh thị trường), bây giờ chúng ta sẽ đặt một Limit Order (Lệnh giới hạn). Thay vì chỉ khớp lệnh tại thị trường hiện tại, giờ đây chúng ta sẽ chỉ định giá và số lượng mà chúng ta muốn dành cho điểm vào lệnh.
Như đã giải thích trong bài viết trước về Chiến lược giao dịch, điểm vào lệnh là thành phần quan trọng của bất kỳ kế hoạch giao dịch nào và sẽ bắt đầu đưa bạn chuyển từ chiến lược DCA (Bình quân giá)/Hodling (nắm giữ coin) sang giao dịch tích cực.
Bạn có thể đặt lệnh giới hạn cặp EUR/BTC ở mức giá ưu tiên và chờ đợi thị trường đạt đến mức đó. Khi đã đạt đến mức giá ưu tiên ấy, lệnh EUR/BTC của bạn sẽ được khớp ở mức giá đã thiết lập.
Bước 1 – Nhập giá vào lệnh của bạn
Đây là mức giá mà lệnh của bạn sẽ được khớp nếu đạt đến mức đó. Tại đây, giao dịch mua sẽ được kích hoạt tại mức giá vào lệnh là 45.000 Euro.
Bước 2 – Nhập số lượng bạn muốn mua
Đây là số lượng coin sẽ mua nếu đạt đến mức giá vào lệnh và có đủ phe bán. Tại đây, bạn sẽ mua được 20 EUR tương đương 0,000444 BTC.
Bước 3 – Kiểm tra Limit Order (Lệnh giới hạn) trước khi đặt lệnh
Hãy kiểm tra mức giá vào lệnh và số lượng bạn đã chỉ định trước khi thực hiện giao dịch. Một chút sai lầm có thể khiến bạn trả giá rất đắt.
Bước 4 – Đặt Limit Order (Lệnh giới hạn)
Nhấn nút 'Mua' để đặt lệnh giới hạn. Sau đó, bạn nên kiểm tra lệnh trong tab “Spot Order - Lệnh giao ngay”, có sẵn ở phía bên phải của giao diện Binance. Màn hình bên dưới hiển thị tất cả lịch sử giao dịch của bạn.
Đóng lệnh giao dịch
Nếu giao dịch của bạn thành công và bạn muốn ghi nhận lợi nhuận, bạn cần phải đóng giao dịch lại. Quá trình này đơn giản là mua ngược lại.
Trong phần chuyển đổi của sàn Coinbase hoặc Binance, bạn chỉ cần bán ra với mức giá Giao ngay hiện tại. Bạn có thể bán một số hoặc tất cả BTC đã mua vào. Bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận và cập nhật số dư bằng tiền pháp định, số dư này sau đó có thể được rút về các phương thức thanh toán có sẵn của bạn.
Lưu ý rằng bạn sẽ không thể rút về thẻ.
Nếu bạn đang sử dụng Chế độ xem Classic Trading (Giao dịch Cổ điển), bạn chỉ cần đặt một lệnh thị trường bán, thay vì Mua, ở đó hiển thị số lượng bạn muốn bán. Bạn sẽ được khớp lệnh ở mức giá tốt nhất hiện có và số dư tiền pháp định của bạn sẽ cập nhật, sau đó có thể được rút về các phương thức thanh toán có sẵn của bạn.
Chuyển đổi BTC sang một loại tiền điện tử khác
Đến đây đã học được cách đơn giản nhất để mua Bitcoin bằng FIAT trên sàn Coinbase và Binance, sử dụng Market Order (Lệnh thị trường). Bạn cũng đã khám phá Giao diện giao dịch cổ điển trên sàn Binance, sàn cung cấp nhiều tùy chọn giao dịch hơn, chẳng hạn như Limit Order (Lệnh giới hạn) và quy trình bán.
Vì hiện tại bạn đang sở hữu đồng Bitcoin, bạn có thể sử dụng tính năng “Convert – Chuyển đổi” để giao dịch một cặp với Bitcoin và Alt Coin. Sàn Coinbase cũng cung cấp tùy chọn Convert hoạt động giống hệt như Binance, mặc dù Binance cho bạn nhiều lựa chọn các cặp giao dịch BTC hơn. Trên sàn Binance, tùy chọn “Convert” có sẵn trong tab “Trade”.
Bạn có thể thêm số lượng BTC bạn muốn chuyển đổi sang ETH (Ethereum) hoặc một trong những đồng coin khác được cung cấp. Sau khi nhập số lượng, bạn có thể xem trước kết quả chuyển đổi để biết số lượng BNB bạn sẽ nhận được sau khi chuyển đổi là bao nhiêu.
Ngoài giao dịch giao ngay
Mục đích của bài hướng dẫn này là cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để thực hiện giao dịch tiền điện tử đầu tiên của mình. Mục đích là đơn giản hóa các quy trình vì có rất nhiều các tùy chọn giao dịch. Như đã giải thích, Giao dịch giao ngay liên quan đến giá giao ngay. Có một khía cạnh khác của giao dịch được gọi là hình thức Phái sinh.
Các hình thức phái sinh cho phép bạn giao dịch trên thị trường phái sinh với giá tương lai của một loại tiền điện tử trên các thông số cụ thể. Ví dụ Futures (Hợp đồng tương lai) là một dạng phái sinh tập trung vào biến động giá cụ thể trong tương lai. Bạn không mua tài sản cơ bản mà thay vào đó, bạn tham gia vào một hợp đồng nêu rõ các điều kiện giao dịch, chẳng hạn như bạn nghĩ giá sẽ tăng hay giảm, và Leverage (Đòn bẩy) sẽ là chủ đề trong bài viết tiếp theo.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
0.00