Một phần thiết yếu trong tuyên bố giá trị của tiền điện tử là tính minh bạch.
Tóm tắt nội dung bài học:
· Tính minh bạch của tiền điện tử
· Cách truy cập thông tin trong một giao dịch
· Phân tích cấu trúc của một giao dịch Bitcoin
· Thông tin này có thể cho chúng ta biết được gì
Một phần thiết yếu trong tuyên bố giá trị của tiền điện tử là tính minh bạch.
Cụ thể, tất cả các giao dịch Bitcoin đều công khai, có thể theo dõi và được lưu trữ vĩnh viễn trên một sổ cái công khai – được gọi là chuỗi khối bitcoin - và bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể nhìn thấy được.
Mặc dù Bitcoin không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, nhưng khả năng theo dõi từng giao dịch - trong đó có hơn 400.000 giao dịch mỗi ngày - hoàn toàn trái ngược với cách hoạt động của các hệ thống thanh toán hiện hành.
Chúng ta được cho biết những thông tin mà hệ thống Visa hay Mastercard cung cấp về mạng lưới của họ, trong khi đó bất kỳ ai có cơ sở suy luận về khoa học dữ liệu đều có thể truy vấn mọi khía cạnh của chuỗi khối không cần cấp phép của Bitcoin, xem các thông tin chi tiết về cách sử dụng và tình trạng của một giao dịch cụ thể.
Sự gia tăng không ngừng về mức sử dụng tiền điện tử đồng nghĩa với việc khả năng khai thác cách sử dụng blockchain đã có giá trị thương mại.
Toàn bộ ngành công nghiệp phân tích blockchain hiện cung cấp các công cụ cho các doanh nghiệp và chính phủ để giám sát và thực thi AML (Biện pháp chống rửa tiền) và các hành vi tội phạm khác, điều này đã chống lại các lập luận rằng tiền điện tử đang hoạt động phi pháp.
Trao quyền tự do tài chính
Tính minh bạch của các giao dịch tiền điện tử mang lại một cấp độ trao quyền hoàn toàn mới cho người dùng cá nhân. Nếu bạn muốn gửi tiền ra quốc tế bằng các phương thức thanh toán hiện có, chẳng hạn như Western Union, bạn sẽ phải thông qua dịch vụ của Monegram hoặc ngân hàng nội địa sẽ không chỉ tốn kém và phải chờ đợi lâu, mà bạn còn ít khi nào được xem chi tiết về quá trình giao dịch.
Khi bạn gửi tiền điện tử như BTC hoặc ETH, bạn có thể biết chính xác khi nào giao dịch đã được xác nhận, khoản phí nào bạn phải chi trả cho giao dịch ấy và bản sao kết quả giao dịch để xác nhận tiền điện tử bạn đã gửi đã đi đâu.
Tất cả những giao dịch này diễn ra trong vài phút, chứ không phải là vài ngày, mà lại không cần phụ thuộc vào một thực thể trung tâm. Nó có thể được truy cập toàn cầu từ mọi nơi trên thế giới với kết nối internet.
Hãy phóng to và xem xét chi tiết các giao dịch tiền điện tử. Trước tiên, chúng ta sẽ đi vào giải thích cách truy cập thông tin trong một giao dịch và đối chiếu thông tin này với các giao dịch của ngân hàng truyền thống.
Sau đó, chúng ta sẽ phân tích cấu trúc của một giao dịch bitcoin đời thực cụ thể được thêm vào chuỗi khối minh họa giá trị mà nó cung cấp cho người gửi và người nhận, cũng như những tổ chức đang tìm kiếm một cái nhìn tổng quan về cách sử dụng chuỗi khối.
Cách truy cập thông tin trong một giao dịch bitcoin
Block Explorers (Trình khám phá khối) cung cấp giải pháp tốt nhất để truy cập thông tin trong các giao dịch tiền điện tử. Các công cụ này cũng giống như Google hay Firefox nhưng thay vì cho ra kết quả là các trang web, trình khám phá khối được sử dụng để duyệt qua các giao dịch tiền điện tử, được lưu trữ trong một chuỗi khối (bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình đó từ bài viết của chúng tôi về cách đào bitcoin).
Blockchain.com đã ra mắt trình khám phá khối riêng vào năm 2011. Giống như một truy vấn tìm kiếm, điểm bắt đầu của bạn là một ID giao dịch, địa chỉ hoặc một khối cụ thể
Đối với ví dụ này, hãy đi sâu vào một giao dịch cụ thể. Giả sử bạn đã gửi một số Bitcoin và trong ví của bạn, bạn có thể thấy giao dịch đã xác nhận bao gồm cả ID giao dịch.
Nếu bạn sao chép thông tin đó, giống như sao chép một url, sau đó bạn có thể dán ID đó vào trình khám phá blockchain.
Nếu bạn đủ kiến thức chuyên môn để chạy nút (node) của riêng mình (xem bài viết này về Cách chạy nút), bạn sẽ không cần phải phụ thuộc vào dịch vụ của bên thứ ba và có thể truy cập trực tiếp thông tin này.
Thông tin giao dịch được phân cấp, và đó là lý do tại sao có ba điểm nhập tiềm năng để bạn tìm kiếm của bạn:
· Khối – Đây là một loạt các giao dịch, bao gồm các địa chỉ được liên kết và tạo thành một nhóm. Mỗi khối mới sẽ liên quan đến khối trước đó, do đó các khối được đánh số theo thứ tự.
· Địa chỉ - Địa chỉ là điểm đến gửi tiền, cũng giống như tài khoản ngân hàng. Tất cả các giao dịch đều được liên kết với các địa chỉ.
· Giao dịch – Một trường hợp duy nhất khi tiền được gửi đến một địa chỉ cụ thể
Bạn có thể dựa vào các khối để khám phá địa chỉ mà các giao dịch được gửi đến và các giao dịch riêng lẻ, hoặc ngược lại, dựa vào một giao dịch để xem địa chỉ mà nó được gửi đến và sau đó là thông tin về khối chứa giao dịch ấy.
Cùng với việc hiểu hệ thống phân cấp đó, bạn sẽ cần nắm bắt logic cụ thể của dòng tiền trong chuỗi khối Bitcoin.
Hiểu về luồng giao dịch Bitcoin
Trước khi đi sâu vào các chi tiết cụ thể của một giao dịch bitcoin, chúng tôi sẽ giải thích một chút về logic của các giao dịch Bitcoin và cố gắng đúc rút các điểm tương tự với các giao dịch mà bạn vẫn thường hay sử dụng, đó là các giao dịch ngân hàng.
Tài khoản ngân hàng của bạn có số dư hiện thời, là tổng số tiền bạn nợ (ghi nợ) và có (tín dụng) trong tài khoản, cho biết số tiền bạn phải chi tiêu.
Ghi nợ là các giao dịch chi tiêu làm giảm trừ số dư của bạn và Tín dụng là các giao dịch làm tăng số dư của bạn.
Bitcoin cũng hoạt động theo cách tương tự nhưng với ngôn ngữ và logic hơi khác:
· Vốn chưa sử dụng – Đây là số tiền có sẵn để bạn chi tiêu. Ví Bitcoin của bạn sẽ tổng tất cả các khoản vốn chưa sử dụng được liên kết với các địa chỉ mà nó nắm giữ để tạo ra Số dư. Số tiền này sẽ được gọi là UTXO (Đầu ra giao dịch chưa được sử dụng). Về cơ bản là các giao dịch đã được nhận và không được chuyển đi.
· Vốn đã sử dụng - Khi bạn thực hiện một giao dịch nghĩa là động vào số Vốn chưa sử dụng, gửi số tiền này đến một địa chỉ mới, tại thời điểm đó, chúng sẽ được sử dụng.
Vì vậy, chuỗi khối Bitcoin là một bản ghi lại chuyển động tiến của vốn giao dịch. Các khoản vốn chưa sử dụng được liên kết với các địa chỉ, vị trí cụ thể trên blockchain, được Sử dụng cho một giao dịch để di chuyển số vốn ấy đến một nơi khác trên blockchain, Chuyển động ấy đang được thực hiện bởi các thợ đào.
Quá trình sử dụng vốn được mô tả trong một giao dịch, hiển thị các điểm đến và các khoản phí. Chuyển động này được mô tả thông qua các Đầu vào và Đầu ra.
· Đầu vào – Nguồn của các khoản Vốn chưa sử dụng, được di chuyển trong giao dịch và trở thành Vốn đã sử dụng
· Đầu ra – Điểm đến của các khoản Vốn đã sử dụng mà sẽ trở thành khoản Vốn chưa sử dụng ở một địa chỉ mới.
Tuy không phải là hệ thống trực quan nhất nhưng giao dịch mô tả dòng tiền thuận. Nếu bạn gửi BTC, bạn cần Đầu vào cho giao dịch, chính là sản phẩm cuối cùng (Đầu ra) của giao dịch trước đó.
Sau khi gửi, giao dịch được xử lý (trừ phí), số tiền được sử dụng cho Đầu vào và trở thành một giao dịch Chưa sử dụng tại một địa chỉ mới - Đầu ra.
Phân tích cấu trúc của một giao dịch Bitcoin
Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn một chút về logic và thuật ngữ của các giao dịch Bitcoin, nhưng để thực sự hiểu rõ về chúng, chúng ta hãy cùng phân tích cấu trúc của một giao dịch bitcoin. Chúng tôi đang lấy một ví dụ ngẫu nhiên từ năm 2016:
· Thời gian/Ngày tháng - Giao dịch này được thực hiện vào lúc 17:41 ngày 17 tháng 6 năm 2016
· Tình trạng – Cho dù giao dịch đã được Xác nhận (Hiển thị màu xanh lá) hay Chưa được xác nhận (Hiển thị màu đỏ). Trạng thái đã Xác nhận có nghĩa là giao dịch đã được bao gồm trong ít nhất sáu khối.
· ID giao dịch – Tất cả dữ liệu trong giao dịch được băm bằng mật mã để nó có thể được tham chiếu trong một khối dưới dạng một chuỗi chữ và số thống nhất.
· Thời gian nhận – Ngày và giờ nhận được tiền
· Kích thước – Lượng dữ liệu mà giao dịch đại diện, được đo bằng byte. Một khối bitcoin có kích thước tối đa là 1mb.
· Trọng lượng – Đây là một đơn vị đo lường được sử dụng để so sánh kích thước của các giao dịch khác nhau. Các phép đo trọng lượng có liên quan đến kích thước tối đa của một khối. Tính đến năm 2016, mỗi đơn vị trọng lượng đại diện cho 1/4.000.000 của một khối. Vì vậy, trong giao dịch cụ thể này, nó chiếm 900 trong số 4.000.000 dung lượng của khối mà nó đã được thêm vào.
· Bao gồm trong khối – Số khối trong chuỗi mà giao dịch đã được thêm vào.
· Xác nhận – Số lượng khối mà giao dịch đã được thêm vào và được coi là hợp lệ. Kể từ khi giao dịch này diễn ra vào năm 2010 và cứ mỗi 10 phút lại có một khối mới được xác nhận, do đó tính đến nay có rất nhiều thông tin xác nhận.
· Tổng đầu vào – Tổng số tiền đã gửi đã gửi bao gồm cả phí
· Tổng đầu ra – Tổng số tiền đã nhận.
· Các khoản phí – Số phí đã được trả cho thợ đào để đưa giao dịch này vào một khối mới và thêm khối đó vào chuỗi khối Bitcoin
· Phí trên mỗi byte – Phí liên quan đến kích thước của giao dịch
· Phí trên mỗi đơn vị trọng lượng – Phí liên quan đến trọng lượng của giao dịch
· Giá trị khi giao dịch- Giá trị (tại thời điểm giao dịch) của BTC đã giao dịch được tính bằng USD.
Dưới đây là thông tin tóm tắt, bạn có thể thấy địa chỉ nguồn tiền đã cung cấp Đầu vào (như được mô tả ở trên), và địa chỉ đích – Đầu ra
Bitcoin chỉ là ghi lại các khoản tiền chưa được sử dụng, vì vậy khi tiền được chuyển đi, một giao dịch chưa được sử dụng sẽ trở thành Đầu vào trong một giao dịch mới và sau cùng là Đầu ra ở một nơi khác trong chuỗi khối.
Đầu vào
Đầu vào cho một giao dịch phải bao gồm giá trị của BTC được gửi và các khoản phí liên quan cần thiết để xác nhận giao dịch là hợp lệ. Các thông tin chi tiết trong đầu vào này bao gồm địa chỉ của người gửi, số lượng BTC đã gửi và phí đã trả.
Đầu ra
Thông tin đầu ra nêu chi tiết địa chỉ của những người nhận BTC đã được giao dịch. Nó cũng bao gồm giá trị của BTC mà họ đã nhận được (là số tiền đầu vào trừ đi phí).
Bạn sẽ nhận thấy 'thông tin chi tiết' tiền ‘đã sử dụng’ được hiển thị màu đỏ. Điều này cho thấy rằng số lượng BTC này đã được sử dụng trong một giao dịch tiếp theo, làm rõ lập luận về chuyển động tiến của tiền vốn.
Chuỗi khối của Ethereum cũng hoạt động theo cách tương tự, mặc dù với một hệ thống phí hơi khác được gọi là Gas. Phí gas giống với phí giao dịch Bitcoin ở chỗ chúng được trả cho thợ đào, nhưng cách tính dựa trên mức độ phức tạp của giao dịch.
Khoản phí này phức tạp hơn khi đặt trong bối cảnh Ethereum vì một giao dịch có thể đơn giản chỉ là sự di chuyển của ETH (tiền tệ gốc) hoặc để tạo điều kiện thực hiện Hợp đồng thông minh mà cần nhiều sức mạnh tính toán hơn.
Phí Ethereum được tính bằng Gas nhưng được thanh toán bằng Ether. Việc chuyển đổi sang Gas là để đem đến một đơn vị thân thiện hơn với người dùng, nhưng điều này lại khá mâu thuẫn. Bản thân Gas được tính theo đơn vị Gwei, một Gwei tương đương với 0,000000001 ETH (10-9 ETH) vì vậy thay vì Phí gas là 0,000000001 Ether thì nó sẽ được viết là 1 Gwei.
Chúng tôi sẽ giải thích về các khoản phí Ethereum trong một bài viết riêng.
Nắm rõ lịch sử Bitcoin trong tầm tay
Khi bạn đã quen dần với cách thức hoạt động của các giao dịch Bitcoin, nó có thể giúp làm cho các chức năng trừu tượng như đào, xác nhận và di chuyển của giá trị trở nên hữu hình hơn. Từ đó có thể giúp bạn nắm rõ lịch sử Bitcoin trong tầm tay.
Mặt cắt ngang của thân cây bao gồm các vòng gỗ không chỉ thể hiện tuổi thọ của cây mà còn cho biết các sự kiện quan trọng diễn ra trong suốt thời gian tồn tại của cây, như các sự kiện môi trường cản trở hoặc thúc đẩy sự phát triển của cây.
Khi bạn học cách truy vấn thông tin một chuỗi khối, bạn cũng có khả năng tìm hiểu về lịch sử của nó. Ví dụ ở đây là TxID (mã giao dịch) của giao dịch bitcoin thương mại đầu tiên. Sự việc nổi tiếng vào ngày 22 tháng 5 năm 2010 khi Laszlo Hanyecz đã mua một chiếc bánh pizza với giá 10.000 bitcoin.
Bạn có thể thấy Đầu vào cho giao dịch và Đầu ra duy nhất. Giá trị tại thời điểm đó được ghi lại là 0,00 euro vì không có sàn giao dịch nào và do đó không có lịch sử giá.
Phí là 0,99 BTC, tương đương với 47.000 euro.
Tính minh bạch đang được tận dụng như thế nào
Tính minh bạch triệt để của các giao dịch tiền điện tử đang là đòn bẩy cho toàn bộ ngành phân tích blockchain. Các công ty như Chainalysis và Elliptic đang sử dụng các kỹ thuật khoa học dữ liệu tiên tiến để cung cấp các công cụ tùy chỉnh cho khách hàng từ chính phủ đến quỹ đầu cơ. Các công cụ này đảm bảo giao dịch của họ sẽ tuân thủ các quy tắc xung quanh sự di chuyển của tiền hoặc để theo dõi những người chuyển tiền bất hợp pháp hoặc với mục đích bất hợp pháp.
Các dịch vụ đã gây nên những bất đồng quan điểm trong cộng đồng tiền điện tử. Chính khả năng theo dõi các giao dịch và ràng buộc với danh tính thực tại thời điểm khi tiền đến được với một thực thể được quản lý – như sàn giao dịch - là một công cụ mạnh mẽ chống lại hành vi phạm tội.
Chính tính năng này đã giúp bắt được thủ phạm của vụ hack/lừa đảo bitcoin trên Twitter (tháng 7 năm 2020) trong vòng hai tuần.
Mặc dù phải thừa nhận rằng các tin tặc Twitter vẫn còn tương đối nghiệp dư, các cơ quan chính phủ đã sử dụng phân tích blockchain để theo dõi các giao dịch tiền phạm tội từ khủng bố đến buôn người và đóng cửa các thị trường Darknet (chợ đen).
Khi so sánh với hệ thống tài chính truyền thống, ứng dụng này có thể sẽ khó khăn hơn khi cần phải có những yêu cầu cấp phép để lấy được thông tin thật. Đây là lý do tại sao các vụ rò rỉ dữ liệu như Hồ sơ Panama (2016) hay FinCEN (2020) lại gây tranh cãi đến vậy, bởi vì chúng đã đưa những bí ẩn của nền tài chính nước ngoài ra ánh sáng.
Mặt khác, có những người lại cho rằng tính minh bạch không phải là cái giá phải trả cho quyền riêng tư. Khi các tập đoàn đang trang bị để khám phá khối, thì những người theo chủ nghĩa tự do đang chống lại điều đó bằng cách cho ra đời các đồng coin bảo vệ quyền riêng tư - như Monero và Zcash - được thiết kế để làm xáo trộn thông tin; ví riêng tư và các dịch vụ xáo trộn được ra đời để phá vỡ chuỗi truy xuất tiền và việc sử dụng các sàn giao dịch Phi tập trung, nơi không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (KYC), nghĩa là không thể ràng buộc các giao dịch với các cá nhân.
Cho dù bạn ủng hộ phe nào của lập luận, nhưng rõ ràng rằng tiền điện tử cung cấp một hệ thống tiền tệ giúp tránh tình trạng lừa đảo, dễ hiểu, đáng tin cậy và ít rủi ro hơn.
Bằng cách cam kết minh bạch triệt để, tiền điện tử là một giải pháp mới để hoạt động tài chính trong thế kỷ 21. Cuộc chiến giành quyền riêng tư sẽ tiếp diễn nhưng việc hiểu cách hoạt động của một giao dịch bitcoin và logic của dòng giá trị đằng sau nó sẽ là tiền đề giúp bạn giải đáp những câu hỏi lớn hơn.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách tiêu tiền điện tử ở đâu và như thế nào.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
0.00