Ở cấp độ cơ bản, sau khi tìm hiểu phần kiến thức về cách giao dịch tiền điện tử của Crypto thì bạn đã có thể phân biệt giữa Giao Dịch và Đầu Tư, dựa trên trọng tâm ngắn hạn hoặc dài hạn, cũng như dựa trên các loại phân tích khác nhau thường được sử dụng cho mỗi loại – Phân Tích Kỹ Thuật hoặc Phân Tích Cơ Bản - và mức độ kiên định cần thiết.
Tóm tắt nội dung bài học:
· Các chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm là gì?
· Các ví dụ phổ biến của mỗi loại chỉ báo
· Các chỉ báo trong dữ liệu giao dịch tiền điện tử
· Các Chỉ Báo Dữ Liệu từ nền kinh tế tiền điện tử rộng lớn hơn
Khi bạn bắt đầu giải mã thế giới giao dịch tiền điện tử thì có vẻ như bạn đang quá tải với thông tin và từ viết tắt về tiền điện tử.
Ở cấp độ cơ bản, Sau khi tìm hiểu phần kiến thức về cách giao dịch tiền điện tử của Crypto thì bạn đã có thể phân biệt giữa Giao Dịch và Đầu Tư, dựa trên trọng tâm ngắn hạn hoặc dài hạn, cũng như dựa trên các loại phân tích khác nhau thường được sử dụng cho mỗi loại – Phân Tích Kỹ Thuật hoặc Phân Tích Cơ Bản - và mức độ kiên định cần thiết.
Phân Tích Kỹ Thuật tốn thâm dụng lao động hơn rất nhiều đơn giản bởi vì sự tập trung của bạn là vào các mẫu ngắn hạn và sự thay đổi liên tục của giá cả. Tuy nhiên, chúng ta thậm chí chưa làm xước bề mặt (mới chỉ giải quyết một phần rất nhỏ vấn đề) của các chỉ báo và công cụ mà bạn có thể sử dụng.
Thay vì cung cấp cho bạn một số lượng lớn từ A-Z mọi chỉ báo kỹ thuật có thể thì sẽ hữu ích hơn khi bạn hiểu cách các chỉ báo có thể được nhóm lại, vì điều này có thể giúp bạn tìm thấy sự có duyên với một khía cạnh cụ thể của Phân Tích Kỹ Thuật hoặc Phân Tích Cơ Bản.
Các chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch các tài sản tài chính truyền thống - như cổ phiếu hoặc ngoại hối - thường được nhóm theo nhóm là Nhanh, Chậm hoặc Vĩ mô.
· Chỉ Báo Nhanh chỉ ra nơi mà giá có thể sẽ đi đến.
· Chỉ Báo Chậm xác nhận các mẫu về giá khi chúng đã hình thành
Bạn có thể nghĩ rằng chỉ có một lựa chọn thì bạn muốn dành thời gian để xem là giá sẽ đi đến đâu hơn so với xem giá ở đâu, nhưng cả Chỉ Báo Nhanh và Chỉ Báo Chậm đều hữu ích như nhau.
Các Chỉ Báo Nhanh và Chỉ Báo Chậm Phổ Biến
Chúng tôi đã cung cấp một ví dụ về từng loại chỉ số. Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ báo nhanh vì RSI cho biết liệu thị trường đang trở nên quá mua hay quá bán.
Ngược lại, Đường Trung Bình Động dựa trên dữ liệu lịch sử và cung cấp một cái nhìn hồi cứu (nhìn lại sự kiện trong quá khứ) liên tục cập nhật về hành vi giá trung bình.
Khối Lượng Cân Bằng
Chúng tôi đã giới thiệu Khối Lượng Cân Bằng trong một bài viết trước về khối Lượng. Bằng cách lập chỉ mục những thay đổi về khối lượng, OBV có thể cung cấp một dấu hiệu tiềm năng về hướng giá, giá nêu rõ và khối lượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Dải Bollinger
Lấy theo tên người sáng tạo, John Bollinger, Dải Bollinger là thước đo mức biến động và có thể hữu ích như một chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm.
Dải Bollinger được phác hoạ thành ba đường. Đường giữa chỉ là Đường Trung Bình Động Đơn Giản (chúng ta đã thảo luận về Đường Trung Bình Động trước đây) thường ở mức 20 ngày/tuần (ngày hoặc tuần). Dải trên và dải dưới là hai độ lệch chuẩn trên và độ lệch chuẩn dưới Đường Trung Bình Động.
Vì vậy, về cơ bản Dải Bollinger phác hoạ các cực điểm (mức độ lớn nhất) của mức biến động tiềm ẩn. Khi các dải gần nhau nghĩa là thị trường ổn định, bí quyết là bạn phải biết các dấu hiệu cho thấy mức biến động đang đến và di chuyển theo hướng nào một cách rõ ràng.
Khi mức biến động càng tăng lên, các dải sẽ càng mở rộng phạm vi tiềm năng. Ngược lại, khi các Dải Bollinger di chuyển quá cách xa nhau, điều quan trọng là phải nỗ lực và ngăn chặn các Dải Bollinger ép lại gần nhau hơn khi mức biến động giảm.
Do sử dụng Đường Trung Bình Động và độ lệch chuẩn nên Dải Bollinger thường được mô tả như một chỉ báo đảo chiều trung bình.
Các Chỉ Báo Dữ Liệu Cụ Thể Về Tiền Điện Tử
Một trong những khó khăn bạn gặp phải khi tham gia Giao Dịch là lượng thời gian tuyệt đối để hiểu các kỹ thuật được sử dụng và tìm ra một chiến lược thành công có thể hoạt động. Các kỹ thuật không đặc biệt trực quan và có một số người còn nghi ngờ rằng Phân Tích Kỹ Thuật thậm chí có hoạt động hay không.
May mắn thay là có nhiều nguồn thông tin khác nhau có thể hoạt động như các chỉ báo cho sự chuyển động giá cả trong ngắn hạn và dài hạn, những nguồn thông tin này ít trừu tượng hơn, trực quan hơn và cụ thể hơn đối với tiền điện tử ..
Dữ Liệu Giao Dịch
Nếu bạn đang xem xét đầu tư vào quán cà phê tại địa phương của mình thì một trong những điều đầu tiên bạn sẽ muốn xem xét là doanh thu. Tổng doanh thu là yếu tố quan trọng nhưng còn mô hình doanh thu hàng ngày, tỷ lệ tăng trưởng tương đối hàng tuần và loại cà phê đang được bán để bạn có thể tạo hồ sơ khách hàng cơ bản cũng quan trọng không kém.
Bạn có thể thực hiện một cách tiếp cận tương tự để phân tích tiền điện tử bằng cách tự lấy dữ liệu giao dịch - bằng cách chạy một nút - hoặc dựa vào các dịch vụ hay nhà phân tích hiện có. Bạn chỉ cần lấy Bitcoin làm ví dụ thì đã thấy có rất nhiều dữ liệu có thể hoạt động như các chỉ báo nhanh:
Dữ Liệu Khai Thác
Các Thợ Đào là phần quan trọng nhất của mạng Bitcoin, công việc của Thợ Đào - trong việc chạy thuật toán băm - theo nghĩa đen là đảm bảo tính toàn vẹn của các giao dịch. Quá trình khai thác được đo bằng Tỷ Lệ Băm, vì vậy theo logic rằng tỷ lệ băm càng cao thì Bitcoin càng mạnh và hoạt động như một kho lưu trữ giá trị càng tốt.
Theo thời gian thì Tỷ Lệ Băm được phác hoạ đã duy trì ý tưởng trên, nhưng tất nhiên là không quá chi tiết. Bằng cách xem xét những yếu tố như:
· Phân Phối Khai Thác: bạn có thể đánh giá xem liệu chức năng quan trọng này có đang trở nên tập trung hay không.
· Doanh Thu Khai Thác và chuyển động của doanh thu khai thác sẽ cho bạn biết liệu doanh thu khai thác này đang được giữ lại hay được bán để tài trợ cho các hoạt động.
· Phí Giao Dịch có thể giúp bạn nắm được các loại người dùng và cách điều này có thể liên quan đến việc bitcoin được đón nhận rộng rãi hơn.
Theo cách tương tự, bạn có thể xem xét các nhóm dữ liệu sau và tìm ra các chỉ báo tiềm năng hữu ích:
Hoạt Động Mạng
Đây là một máy chủ proxy cho dữ liệu khách hàng, vì bạn có thể thấy những thứ như số lượng Địa Chỉ, Số Lượng Giao Dịch, Giao Dịch Được Xử Lý Mỗi Giây, UTXO (số dư) & Giá Trị Giao Dịch Trung Bình
Ví/Tài khoản Giao Dịch
Các nhà cung cấp ví như Blockchain.com cung cấp dữ liệu về số lượt tải xuống ví. Đây là một chỉ báo khá thô (chỉ báo chưa được phân tích) vì nó không có nghĩa là người dùng có tiền. Theo cách tương tự, các sàn giao dịch lớn như Coinbase phát hành dữ liệu về sự tăng trưởng của khách hàng và vì Coinbase sớm trở thành một công ty đại chúng nên cũng sẽ phải chia sẻ loại dữ liệu này. Việc nộp đơn (đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán) gần đây của Coinbase đã cung cấp một lượng lớn thông tin.
Sự Khan Hiếm
Đặc điểm quan trọng nhất của Bitcoin là sự khan hiếm. Bitcoin được lập trình thành các quy tắc chi phối chức năng của nó và hoạt động giống như đồng hồ, tạo ra 6.25 BTC khoảng 10 phút một lần (tỷ lệ giảm một nửa sau mỗi bốn năm). Có một mô hình đã làm nổi bật biểu đồ mối quan hệ giữa sự khan hiếm có thể dự đoán được này và giá cả, được gọi là Stock-to-Flow.
Stock-to-flow được tạo ra vào năm 2019 bởi một nhà phân tích ẩn danh được gọi là PlanB và sử dụng thước đo truyền thống về sự khan hiếm của các kim loại quý như Vàng. Stock-to-flow sử dụng mối quan hệ giữa cổ phiếu (bitcoin) hiện có và cổ phiếu (bitcoin) mới trong một công thức đơn giản:
Stock-to-flow = 1/Supply growth rate
Nguồn cung của vàng là có thể dự đoán được, bởi vì nguồn cung này không thể phá hủy và việc khai thác là không linh hoạt. SF là khoảng 62. Còn SF của Bitcoin không ngừng tăng lên, bởi vì tốc độ tăng trưởng nguồn cung liên tục giảm và có xu hướng về 0, khi vào năm 2140, thì đồng Bitcoin cuối cùng dự kiến sẽ được khai thác.
Dữ Liệu Hệ Sinh Thái Rộng Hơn
Tiền điện tử không có các thước đo tiêu chuẩn Tỷ Lệ PE nhưng càng ngày càng có nhiều tập hợp các chỉ số riêng biệt có thể cung cấp các chỉ báo về tình trạng mạng, tốc độ tăng trưởng và hodling. Các trang web như Blockchain.com, Glass Node và Woo Bull Charts cung cấp miễn phí các chỉ báo này.
Một ví dụ điển hình là Giá Trị Thị Trường so với Giá Trị Thực Tế (MVRV) - đo lường Giá Trị Thị Trường của bitcoin liên quan đến giá mà bitcoin di chuyển lần cuối. Đây là một trong số các máy chủ proxy để nắm được người dùng đang tích trữ bao nhiêu.
Theo cách tương tự, thống kê đo lường tỷ lệ số dư không thay đổi trong 12 tháng qua giúp định lượng hành vi hodling và áp lực bán hàng ngầm ẩn.
Theo cách tương tự, các thước đo về sự tăng trưởng của Tài Khoản Cá Voi và Đầu Tư Của Tổ Chức đều là các chỉ báo có giá trị, cũng như là các mẫu trong sự di chuyển của đồng xu vào hoặc ra các sàn giao dịch, đóng vai trò như các chỉ báo ủng hộ hoặc không ủng hộ hodling.
Các Chỉ Báo Kinh Tế Vĩ Mô
Tiền điện tử thường được miêu tả là một thách thức đối với tài chính truyền thống. Trường hợp sử dụng của Bitcoin như một kho lưu trữ giá trị hiệu quả có nghĩa là bitcoin phải có mối quan hệ nghịch đảo với các chỉ báo chính về sức khỏe của hệ thống (tài chính truyền thống) mà bitcoin dự định thay thế. Ví dụ, bạn sẽ thường nghe thấy cụm từ tài sản 'trú ẩn an toàn'.
Thực tế là vẫn chưa thể chứng minh một cách chắc chắn mối quan hệ nghịch đảo đó, nhưng có một số điều đáng để theo dõi:
Chỉ Số Đô La Mỹ (DXY)
DXY là thước đo của Đô la Mỹ so với một rổ tiền tệ thế giới khác. DXY giảm cho thấy đồng đô la suy yếu và ngược lại, đồng đô la mạnh thì DXXY sẽ tăng. DXY và Bitcoin có tương quan nghịch một cách rộng rãi, khi đồng đô la suy yếu sẽ gợi ý những chuyển đổi từ đồng tiền dự trữ của thế giới sang các kho lưu trữ giá trị tốt hơn.
Thị Trường Chứng Khoán
Mặc dù BTC có thể di chuyển ngược chiều với sức mạnh của đồng đô la, nhưng BTC vẫn chưa tách khỏi các thị trường chứng khoán vốn đã được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích liên tục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Điều này có vẻ phản trực quan với đề xuất giá trị của Bitcoin, nhưng cho thấy rằng cả hai đều đang hưởng lợi từ cùng một loại hành vi đầu tư - tìm kiếm lợi nhuận trong môi trường năng suất thấp. Hay nói cách khác, bất kỳ hình thức nào mang lại lợi tức từ khoản tiết kiệm đều tốt hơn so với lãi suất cơ bản chạm đáy.
Nghĩa là các nhà đầu tư tiền điện tử sẽ cổ vũ cả sự sụp đổ của đồng đô la VÀ tâm lý 'số đi lên' của các thị trường chứng khoán lớn.
Các dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của Bitcoin với thị trường chứng khoán đang thay đổi là rất quan trọng, bởi vì ở tình hình hiện tại thì một phân tích rất đơn giản cho thấy rằng các đòn bẩy mà Kho Bạc Hoa Kỳ và Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ “kéo” cũng có liên quan đến giá Bitcoin
Lợi Suất Trái Phiếu
Thêm một chỉ báo vĩ mô quan trọng khác được các nhà giao dịch tiền điện tử theo dõi đó là Lợi Suất Trái Phiếu. Trái phiếu là hình thức nợ có thể giao dịch, phổ biến nhất là cách các chính phủ huy động tiền. Một trái phiếu luôn có một coupon hoặc lợi tức và ngày đáo hạn.
Coupon nên thưởng cho nhà đầu tư vượt quá mức lạm phát kỳ vọng, nếu không Trái Phiếu sẽ mang lại lợi nhuận thực tế âm. Do đó, các coupon sẽ tăng lên khi kỳ hạn thanh toán tăng lên bởi vì có nhiều sự không chắc chắn về lạm phát trong tương lai.
Do đó, việc tăng Lợi Tức Trái Phiếu là một chỉ báo nhanh của lạm phát và Bitcoin sẽ ổn định tốt trong môi trường lạm phát do đặc tính lưu trữ giá trị của nó. Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải là đơn giản. Nếu dự đoán được lạm phát, điều này có thể làm giảm mức độ cần thiết của loại kích thích có liên quan chặt chẽ đến việc tăng giá trong thị trường tiền điện tử.
Mặc dù các chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm mà chúng ta đã thảo luận sẽ phát huy tác dụng trong thời gian ngắn hạn, và khi ống kính bắt đầu thu nhỏ ra khỏi các chi tiết cụ thể về giá và khối lượng thì ranh giới bắt đầu mờ giữa Phân Tích Kỹ Thuật và đi lạc vào Phân Tích Cơ Bản - những gì chúng ta sẽ tập trung vào bài viết tiếp theo, phân tích các biện pháp rộng hơn về việc áp dụng và các ảnh hưởng đến giá.
Miễn trừ trách nhiệm:
Các ý kiến trong bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư. Thông tin trong bài viết mang tính tham khảo và không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Nền tảng không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định đầu tư nào được đưa ra dựa trên nội dung này.
0.00